Merci Cherry và Hát để mà sống, sống và cất cao tiếng hát

HÔM NAY6/7/2011 Hà nội nóng 37 độ C.

Từ sáng đi tập thể dục đã thấy mệt trong người. Cả ngày mình sẽ ở trong nhà đây. Đưa bài Merci về để nhớ lại bài hát của một thời.

Bài hát “Merci, cherie” (hay “Cám ơn người yêu dấu” khi được chuyển sang lời Việt) là một bài hát nước ngoài rất quen thuộc với cái đám thanh niên mới lớn chúng tôi từ những năm 80’s thế kỷ trước. Bài hát đã đi vào lòng người bằng cả ca từ (dù đã được Việt hóa) và giai điệu dịu dàng, tha thiết như một lời tự sự.

<object style=”height: 390px; width: 640px”><param name=”movie” value=”http://www.youtube.com/v/CtG35bfaSXg?version=3″><param name=”allowFullScreen” value=”true”><param name=”allowScriptAccess” value=”always”></object>

Đây là bài hát đã giành chiến thắng trong cuộc thi tiếng hát truyền hình toàn châu Âu năm 1966. Là một bài hát của Áo, với lời bằng tiếng Đức và tên bài bằng tiếng Pháp, bài hát này là chiến thắng duy nhất của Áo trong cuộc thi này cho tới nay.

Bài hát này đã được chuyển sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển … và mang lại nhiều thành công cho những người hát bằng ngôn ngữ mới.

Tác giả của bài hát này là Udo Jürgens (tên chính thức là Udo Jürgen Bockelmann, sinh  ngày 30 tháng 9 năm 1934 tại Klagenfurt, Carinthia, Austria) là một nhà soạn nhạc và ca sĩ người Áo, có sự nghiệp kéo dài hơn năm mươi năm. Ông đã viết hơn 800 bài hát và bán được hơn 100 triệu bản. Tác phẩm của ông đặc biệt êm dịu và được trình bày rất công phu, thu hút người hâm mộ ở mọi lứa tuổi, và thậm chí ở tuổi 70 của mình, các buổi hòa nhạc ông vẫn tiếp tục được lấp đầy tại những địa điểm lớn nhất ở Đức, Áo và Thụy Sĩ. Một trong số bài hát nổi tiếng nhất của ông là “Griechischer Wein”, “Aber bitte mit Sahne”, “Mit 66 Jahren”, và bài “Buenos Dias, Argentina”, mà ông thực hiện cùng với các đội bóng đá Đức trong năm 1978.

Tới Việt nam những năm trước 1975 ở miền Nam, bài hát “Merci, cherie” được người yêu âm nhạc biết đến với tên “Cám ơn người yêu dấu” qua bản lời Việt của Trường Kỳ và giọng hát Jo Marcel.

(http://www.nhaccuatui.com/m/6x7hdv2hdJ)

Jo Marcel là một trong những tên tuổi lẫy lừng nhất trong thế giới âm thanh, đã một thời làm mưa làm gió tại miền nam ViệtNamvào những thập niên 60 và 70. Mang một cái tên rất Tây, nhưng Jo Marcel là một người Việt, tên thật là Vũ Ngọc Tòng, sinh ở Hà Nội. Khi còn ở Hà Nội ông theo học trường Puginier, vào Sài Gòn năm 54 tiếp tục theo học tại trường Taberd cho đến hết bậc trung học. Ông vào nghề từ những năm đầu của thập niên 60 khi hát trong một ban nhạc do một người Pháp làm nhạc trưởng tại nhà hàng La Galère, trong khách sạn Caravelle dưới tên Ngọc Minh, rồi nổi bật lên từ năm 1967 trở đi, khi đứng ra khai thác vũ trường Chez Jo Marcel (sau đó là Đêm Màu Hồng) trên đường Nguyễn Huệ. Trước đó có một thời gian ông cộng tác với vũ trường Baccara, hợp với Như An thành một cặp song ca nổi tiếng trong những nhạc phẩm ngoại quốc thuộc loại “easy listening”. Jo là một nghệ sĩ có nhiều sáng kiến trong địa hạt tổ chức cũng như trong lãnh vực âm thanh.

Ngoài tài ca hát với một giọng ca trầm ấm và đầy truyền cảm rất được khán giả mến chuộng qua những nhạc phẩm đặc sắc như: Mộng Dưới Hoa, Ai Về Sông Tương,vv…và đặc biệt là những nhạc phẩm lời Pháp như: Merci Chérie, Les Neiges Du Kilimandjaro, Fais la Rire, Capri C’est Fini, Et Pourtant, vv… đã làm ngất ngây biết bao tâm hồn yêu nhạc, ông còn được mệnh danh là một tay “phù thủy âm thanh” khi đưa ra nhiều sáng kiến trong việc kết hợp, điều chỉnh hoặc bổ túc âm thanh trong những chương trình ca nhạc cũng như những băng nhạc do ông thực hiện. Với óc tổ chức khéo léo, ông được coi là một trong những người khai thác vũ trường thành công nhất tại ViệtNam. Jo cũng đã cùng một số bạn bè kết hợp thành nhóm Jo Marcel (với Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc) và thực hiện 2 cuốn phim ca nhạc và tuổi trẻ với những phương tiện thô sơ nhất nhưng đã gặt hái được một thành công đáng kể. Cuốn phim đầu tiên là “Thế Giới Nhạc Trẻ” với các diễn viên tài tử Minh Lý và Đan Thành, xen lẫn với những màn trình diễn của những ban nhạc trẻ được biết đến nhiều thời đó là The Hammers, The Peanuts Company, Phượng Hoàng, The Enterprise, vv… Cuốn phim thứ nhì là “Vết Chân Hoang”, phỏng theo phóng sự tiểu thuyết “Tuổi Choai Choai” (tức “Tuổi Lang Thang) của Trường Kỳ.

Sau năm 75. Jo Marcel sang Mỹ và tại Mỹ ông vẫn tiếp tục hoạt động về ca nhạc.

Một người nữa không thể không nhắc tới ở đây cùng với Jo Marcel là nhạc sĩ Trường Kỳ, hay Joseph Vũ Trường Kỳ. Trường Kỳ tên thật là Vũ Trường Kỳ, sinh năm 1946 tại Hà Nội. Từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành ông đều được đào tạo trong môi trường văn hóa Pháp (học trường Tây), hết trường Puginier ở Hà Nội lại đến các trường Aurore, La Salle Taberd tại Sài Gòn. Ông là một trong những người tiên phong khai sinh phong trào nhạc trẻ Sài Gòn trước năm 1975 và cùng với Tùng Giang, Nam Lộc, Jo Marcel …, ông đã được mênh danh là vua nhạc trẻ.Ngoài ra, ông còn là một ký giả, từ phụ trách trang Nhạc Trẻ của tuần báo Kịch ảnh và tham gia một số báo tư nhân khác ở miền Nam khi ông trú tại nhà một người bạn ở 86 Trương Định, quận 1 cuối những năm 60’s, đến phụ trách mục “Nghệ sĩ và Ðời sống” của đài VOA khi ông đã định cư ở Canađa.

Không chỉ là một nghệ sĩ biểu diễn, mà trong suốt hai thập niên 60’s – 70’s của thế kỷ trước, Trường Kỳ đã cùng các bạn tổ chức nhiều cuộc trình diễn âm nhạc quy mô tại Sài gòn, làm tiền đề cho những ban nhạc trẻ mọc lên như nấm thời kỳ đó.

Cùng với việc tổ chức những đại hội nhạc trẻ, Trường Kỳ còn viết lời Việt cho những ca khúc ngoại quốc. Chỉ trong vòng một năm (1972 – 1973), những ca khúc đã được “Việt hóa” đã có mặt trong 7 tập Tình ca nhạc trẻ, trong đó tập 1 là của riêng Trường Kỳ, từ tập 2 có thêm sự cộng tác của các nhạc sĩ Phạm Duy, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang…

Và đây là một số bài hát lời Việt của Trường Kỳ:

Ttình yêu trong đời (Sealed With A Kiss)
Kiếp phiêu bồng (Unchained Melody)
Rồi mai đây (Love Mucho Te Quiero)
Yêu nhau đi (Besame Mucho)
Thú yêu thương (Speak Softhy Love)
Tình trong thoáng giây (I Left My Heart In San Francisco )
….

Mới thế mà đã mấy chục năm kể từ những ngày mới ngơ ngác lạc vào vườn yêu, tự nhiên một chiều bỗng chợt nhớ tới bài hát này, nhớ lại một thời đã qua cùng với bao nhiêu thương yêu hay hờn giận. Và chợt nhận ra rằng đến một lúc nào đó, khi người ta đã trở nên rộng lượng hơn (với mọi người và với chính mình), người ta sẽ thấy dù sao đi nữa thì những tháng ngày yêu đương cũng vẫn là thời gian đẹp nhất của đời người, là món quà vô giá mà những người yêu mang đến cho nhau. Merci, cherie …

Tháng 7/2011

Nguồn:

http://amnhacviet.net/casi/jomarcel.htm)

http://en.wikipedia.org/wiki/Merci,_Ch%C3%A9rie

http://en.wikipedia.org/wiki/Udo_J%C3%BCrgens

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_K%E1%BB%B3

http://www.truongky.com/forum/viewtopic.php?t=421

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200913/20090323231611.aspx

Merci, Google.

 

 

Ngày hôm nay 18/62011 Hà nội mưa rất to, mưa từ  đêm.

Sáng nay cũng vậy, vẫn mưa. Phố vắng, buồn tênh. Lang thang sang nhà cô Hà Linh thấy có bài này,  VTN mang về vừa để xem, để nghe, để chia sẻ và cùng suy ngẫm về một tấm gương vượt khó bên  xứ  sở Kim chi thời hiện đại.

VTN.

http://halinhnb.wordpress.com/2011/06/14/hat-d%E1%BB%83-ma-s%E1%BB%91ng/#more-7497

Một tấm gương vượt khó trong cuộc sống, anh Choi Sung Bong- 22 tuổi- người Hàn Quốc. Anh tạo  ấn tượng mạnh với công chúng trong cuộc thi Korea’s got talent- một cuộc thi tài năng ca hát. Năm nay 22 tuổi, anh có một tuổi thơ gian khó nhọc nhằn. Không gia đình, anh bắt đầu sống cuộc sống ở trại mồ côi khi lên 3, và sau đó 2 năm, lúc năm tuổi anh bỏ trốn khỏi đó. Suốt 10 năm sau đó anh kiếm sống bằng nghề bán kẹo cao su và nước uống tăng lực trên phố, ngủ ở gầm cầu thang hay trong toilet công cộng. Vào một ngày khi đang bán kẹo cao su ở vũ trường, anh say sưa ngắm ca sỹ hát trên sân khấu, từ đó anh thích hát-ca hát là niềm vui sống đầu tiên của anh từ khi bắt đầu đời sống cực khổ , chứng kiến những điều tồi tệ. Anh tranh thủ học hát khi có thể.

Anh đã cố gắng học, đã học tới Trung học…

Nhìn chàng trai chững chạc như vậy, có ai nghĩ là người thanh niên đó đã có tuổi thơ nhọc nhằn, cơ cực và đã rất kiên cường vươn lên..

Giọng hát thật ấm áp và đầy tình cảm…anh nói rằng anh đến với cuộc thi để cảm giác mình cũng là người bình thường như mọi người..nghĩa là có thể sống vui vẻ và hát thật to!

22 thoughts on “Merci Cherry và Hát để mà sống, sống và cất cao tiếng hát

  1. Một giọng hát truyền cảm có được không phải tự nhiên mà có, nó phải thực sự được hát lên từ trái tim, từ khối óc anh ạ…
    Thật đáng khâm phục!

      • Giọng hát cất lên từ trái tim, từ những trải nghiệm đau khổ..thật truyền cảm anh nhỉ?
        nhìn anh thanh niên thật đĩnh đạc, đàng hoàng không hề bi lụy hay oán hận cuộc đời..thật cảm phục.
        Một tấm gương kiên cường , một người biết chọn con đường đúng đắn để vươn lên phải không anh vanthanhnhan!

        • Thật bất ngờ lại được xem clip này bên nhà Hà Linh, trong khi mấy hôm nay báo mạng đã đưa tít về cậu bé này, nhưng mình không để ý lắm.
          Hôm nay sang bên đó mình dừng lại để nghe, để xem cậu ta như thế nào. Quả thực giong ca của cậu ta đẹp quá.
          Hơn hết lại là sự vượt khó trong cuộc sống.
          Nghĩ đến đây mình lại nghĩ đến “mẹ Hổ”.
          Chả hiểu bà ta làm như thế để làm gì, bà ta đã đánh cắp, đã giết cả cái tuổi thơ không bao giờ quay trở lại của hai cô con gái để cho con trở thành người nổi tiếng. Chả hiểu có nổi tiếng bằng Choi hay không. Nhưng có một điều chắc chắn rằng trong tiếng đàn của hai cô con gái đó không có trái tim mà chỉ có kỹ năng biểu diễn.
          Trong khi cậu bé Choi Sung Bong thì ngược lại.
          Cảm ơn Hà Linh nhé.

          • hát ca đã trở thành ngọn lửa nồng ấm sưởi ấm trái tim cô đơn, nhiều khi đau đớn của cậu anh Văn nhỉ? có lẽ HL nói câu đó hơi sến nhưng mà thật vậy, cậu bé nói:” tôi không hát vì tôi thích hát mà tôi thích hát vì đó là thứ đầu tiên tôi thích trong những ngày sống phiêu dạt..”…

          • Nghĩ đến đây mình lại nghĩ đến “mẹ Hổ”.
            Chả hiểu bà ta làm như thế để làm gì, bà ta đã đánh cắp, đã giết cả cái tuổi thơ không bao giờ quay trở lại của hai cô con gái để cho con trở thành người nổi tiếng.
            ———-
            Những tuổi thơ bị tước đoạt anh Văn à,
            có những em bé không có tuổi thơ vì sinh ra trong nghèo khó , nhưng những đứa bé nhà bà Hổ và bao em bé khác thì bị tính ích kỉ của cha mẹ tước đoạt tuổi thơ thần tiên, tội nghiệp các bé, chằng biết em bé nào khổ hơn em bé nào..( những em bé đi lượm hoa quả thối và sung sướng nhấm nháp-còn nhớ dành phần cho cha mẹ; và những em bé bị ép buộc ngồi trước cây đàn…)

            • Thường thường người làm cha mẹ hay bắt con cái làm những gì mà trước đây họ không làm được. Trong trường hợp này hình như là không phải như vậy. Tại sao họ không nghĩ rằng con cái họ cần được có mọi sự giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua các bạn cùng lứa. Theo mình nếu được như thế những đứa con của họ dễ có sự cảm thông với những hoàn cảnh sống khác mình. Nhân bản hơn.
              Chắc đây là phương pháp dạy con theo kiểu: ” Giàu khoe chó – Khó khoe con “.
              Hà Linh khỏe nhé.

    • Mình cũng rưng rưng khi nghe cậu ta trả lời về hoàn cảnh của mình. Khi nghe cậu ta hát mình cũng không dám nhìn vào màn hình.
      Đưa bài này lên mình cũng mong mấy đứa trẻ nhà mình vào đây để xem.

  2. Chân thành chúc cho cậu bé giầu nghị lực có những ngày ấm áp , vui vẻ , hạnh phúc trong suốt quãng đời sắp tới !

  3. Xin phép chủ bút giao tình lạc đề 1 chút:
    Hôm trước nhóc nhà tui dàn dựng tiết mục này phải gom tứ tung mới đủ 50 poppers (ần đầu tiên ở VN tập trung được số lượng poppers lớn như thế). Mọi người tinh mắt soi xem có thấy 2 thanh niên rất nhiệt tình với hiphop là Mèo Hen và lão Chuối không nhé: http://www.youtube.com/watch?v=xpsDL2ZrnO8&feature=player_embedded

  4. Ở VN, với sự nghiệp ca hát dư lày, cu Choi Sung Bong sẽ có triển vọng lên đến thứ trưởng Bộ Văn hóa không biết chừng.

    • Vâng biết đâu đấy. Lí lịch ba đời chết đói mà. Nhưng không có cơ cấu thì có lên vào mắt bạc ạ. Mười năm phấn đấu không bằng cơ cấu một lần. Trung tướng, thiếu tướng còn chưa đến lượt, đâu đến lượt Choi Sung Bong.
      Nupagatri. Hãy đợi đấy. hi hi

Đã đóng bình luận.