Tuấn.

  • Thằng Tuấn nói.
  • -Anh cho em điếu thuốc, sáng em quên mang đi.
    Đưa cho nó bao thuốc và cái bật lửa.
    Tuấn rít một hơi rồi kể tiếp.
  • – Con vợ mới của em xấu người, xấu cả tính, chỉ được mỗi cái chăm chỉ, chịu thương, chiu khó nhưng khổ một nỗi là hay kêu ca. Hồi mới yêu nhau, mỗi lần hôn nó em đều phải nhắm mắt. Sau thấy làm như thế cũng không nên không phải, thế là em mở mắt. Biết nó xấu nhưng kết cấu của nó cũng không đến nỗi nào nên em nghĩ đến chuyện lâu dài. Con người sống với nhau vì cái tình, cái tính và phải biết bao dung anh ạ.
    Thấy nó vòng vo quá tôi gắt.
  • -Mày làm thế nào mà cảm hóa được nó, nói nhanh lên để tao còn về.
    Nó bảo
  • – Anh cứ từ từ để em kể nốt, trưa nay đi ăn trưa với em, em mời.
  • .
    Đến hàng Bún đậu mắm tôm ở phố Đông Thái. Vừa gọi món, gọi bia xong thì Tuấn bắt đầu kể nốt phần dở dang.
  • – Anh biết rồi đấy, con vợ mới của em suốt ngày hằn học, bực bội và thèm tiền. Nhưng mà nó có nghèo lắm đâu, cũng có nhà riêng, của ăn, của để… Ấy thế mà lúc nào nó cũng cắm đầu, cắm cổ đi. Đến chỗ đông người thì cứ như con gì hay rúc đầu vào cát. Em biết nó mặc cảm vì vẻ xấu xí nên cứ mỗi lần hai đứa làm tình làm tội nhau em đều cầm tay nó và nói, lần nào cũng nói, nói chỉ một câu duy nhất.
  • – Em đẹp lắm, em thông minh lắm.

    Từ lúc đó trở đi, dần dần con vợ em nó hết luôn cái bệnh hằn học, tự tin hơn, đi chơi đâu nó cũng không ngại ngần nữa và nó đẹp dần lên trong mắt mọi người anh ạ.
    ./.
    ( Hết truyện)
    .
    P/s.
  • Tôi có thói quen, mỗi khi viết xong bản nháp tôi đều đọc cho cô Tổng nghe để xin vài lời góp ý.
    Nghe đọc xong. Cô Tổng bảo tôi.
  • -Thảo nào, buổi tối trước khi đi ngủ bao giờ ông cũng nắm tay tôi và sáng nào ông cũng khen tôi đẹp.
    ./.
    Bài và ảnh.
  • Rút trong tuyển tập ” Lão Nhân già xấu xí “. Xuất bản 5/2022.

Đặc sản Hưng Yên

Đặc sản Hưng Yên. .Mình có cái tật là đi chơi ở đâu thì ăn các món ăn ở đó chứ không mấy khi ăn những món ăn quen thuộc khi ở nhà. Đó là đi chơi ngắn ngày thì như thế, nhưng khi đi đâu lâu ngày thì nhớ các món ăn quê nhà lắm lắm. Tỷ như hồi sống ở Sài Gòn, ăn cơm Nam nhiều quá cũng chưa quen và thèm món ăn Bắc. Thế là mò ra đường Kỳ Đồng, hoặc có hôm mò ra đầu cầu Thị Nghè ăn cơm bà Cả, có người còn gọi quán cơm Bắc là “Quán bà Cả đọi”. Gắp miếng cà muối, húp bát canh mồng tơi… tự nhiên nỗi nhớ nhà cứ trào lên như muốn nghèn nghẹn ở nơi cổ họng. .Đi chơi Đà Nẵng thấy có món Cao Lầu thì vào ăn thử. Hồi còn nhỏ thỉnh thoảng mình được cậu mợ cho đi ăn Cao lâu. Cao lâu là tên gọi chung của những nhà hàng ăn cao cấp của người Hoa. Người Hoa ở Hà Nội xưa nấu ăn ở Cao Lâu thì ngon lắm và có nhiều món đến nay vẫn là đặc sản. Cao lâu hay Cao lầu theo mình thì cũng cùng một nghĩa.Lâu hay Lầu chỉ khác nhau cách phát âm. Hồng Hạc lâu là cái Gác Hồng Hạc. Lầu cao gác tía. Món Cao Lầu – Đà Nẵng thì quả thực là mình không hợp và thấy không ngon, thực ra nó chỉ là món ăn bình dị, bình dân chứ không mang nghĩa Sơn hào hải vị. Mỳ Quảng cũng như vậy. .Thế mới biết một món ăn của một vùng miền trụ được trên đất Hà Nội thật là khó khăn. Không như Miến lươn Nghệ An, Bún bò Huế, Bún bò Nam bộ, Bánh đa cua Hải Phòng, Bún cá rô Hải Dương, Bánh cuốn Phủ Lý…. Cao lầu, Mỳ Quảng không trụ được ở Hà Nội. . Hồi nọ, mấy anh em rủ nhau đạp xe đi Phố Hiến, Hưng Yên. Đến đó, mình được ăn món Châu chấu rang và uống bia tươi Hưng Yên. Bữa ăn hôm đó tuy không đắt, nhưng mình và mấy anh bạn đi cùng thấy ngon miệng lắm. Ăn xong, tráng miệng bằng đặc sản Hưng Yên là Nhãn.Thế mới biết ăn ngon chưa chắc là những món ăn đắt tiền, cũng không phải tên gọi kêu sang sảng… mà chính là hợp khẩu vị và lạ.. Vua đói dã họng được ăn món Mầm đá còn thấy ngon, huống hồ../

Đi chơi cho mát.

Ngày thứ Bẩy cuối tuần, mệt mỏi, nắng nóng. Đang ngủ trưa trong phòng tự nhiên hắn tỉnh dậy và quyết định phải tránh xa cái thành phố đầy khói bụi này được lúc nào hay lúc đó và phải đi chơi.
Vợ hắn hỏi ông định đi đâu thì hắn bảo lên Tam Đảo hay Đại Lải cho mát.
– OK,
Cho vội mấy bộ quần áo và chút bánh kẹo dùng để lót dạ vào túi, hai đứa khăn mũ khẩu trang lên đường. Đứa con gái và anh con rể của hắn bảo bố mẹ lấy ô tô đi cho đỡ mệt, trời nóng lắm hơn 38 độ đấy, già rồi đừng có cố.
Hắn bảo đi xe máy cho nhàn, vèo phát lên Tam Đảo thì cũng chỉ hơn hai giờ, còn đi Đại Lải cũng chỉ độ hơn một giờ xe máy là đến nơi, cần gì phải ô tô cho lích kích.
Trùm kín như Ninja hai đứa qua cầu.
Đến ngã tư Nguyễn Văn Cừ- Nguyễn Sơn chờ đèn đỏ thì lưng đã rát bỏng lắm rồi. Vợ hắn bảo nắng quá, còn hắn thì nói nóng quá.
Sau một giây suy nghĩ, hắn và vợ hắn quyết định chuyển hướng ra Đồ Sơn.
.
Xe Hải Âu dòng xe VIP chạy Hải Phòng theo đường cao tốc 5B cứ nửa giờ lại có một chuyến. Cái hay của tuyến này là nhà xe không bắt khách dọc đường. [Đường cao tốc có được bắt khách đâu mà bắt, he he ]
Xe mát lạnh, nước uống nhà xe rót tận tay, khăn ướt đưa tận mồm, chỉ sau hơn một giờ xe đã xuống ngã tư Cao tốc 5B – Đồ Sơn.
Hơn một chục chiếc xe Taxi vây xung quanh chiếc xe vừa dừng lại trả khách ở “Our City” nằm trên đường Cầu Rào – Đồ Sơn. Chon một chiếc và chỉ sau 30 ‘ đã vào đến Bãi tắm 3, sát với khu du lích giả trí Hòn Dáu.
Tổng chi phí thế này nha.
Xe Hải Âu.
– 90k/ng/lượt X2= 180.
Taxi từ Our City đi Đồ Sơn 140k.
Tổng hai lượt hết 640k chỉ cáo hơn tiền đường Cao tốc 5B một chút. Bù lại là được ngủ và uống bia thoải mái không sợ kiểm tra độ cồn. He he

Kể từ khi xe chạy từ bến Gia Lâm, lên xe ngủ một chút, online một chút, nói chuyện một chút, cho đến khi tới bãi biển thời gian chỉ mất đúng 2h.
.
Thế thì việc gì phải đi ô tô nhà, nhỉ.
.
Khu du lịch Hòn Dáu
dồ sơn

Posted in Chưa phân loại

Bàn về…

Bàn về…
.
Mấy ngày hôm nay, kể cả chưa mùng Tám tháng Ba thì chuyện phụ nữ đã ầm ầm trên mạng. Nào là chị Thứ trưởng, em Đoàn Thị Hương, em Quỳnh Anh, nào là mùng Tám tháng Ba là ngày phụ nữ ….
Mình chỉ đọc chứ không bị gây ấn tượng lắm.
.
Tất cả những chuyện liên quan đến phụ nữ đều có liên quan đến phụ khoa. Phụ khoa là ngành khoa học nghiên cứu và sửa chữa những khiếm khuyết của phụ nữ, mà phụ khoa thì rộng lớn lắm, bàn cả năm cũng không hết.
Lâu nay đọc nhiều báo, tút nói về xã hội, chính trị đau hết cả đầu nên hôm nay bàn về chuyện Lồn, mà chuyện lồn thì xưa nay vốn chẳng mất lòng ai vì đàn bà ai cũng có, còn đàn ông không có nhưng ai cũng thích lồn.
.
Sáng nay ngồi nói chuyện với ông bạn, ông này là “Nguyên quan chức”.
Hồi ông chưa về hưu chuyện gì ông cũng tỏ ra là hiểu biết [ quan chức mà) nên ông tuyền cãi, cãi lấy được cho dù chẳng biết gì về đề tài đang gây tranh luận. Người nghe ông cãi chán chẳng buồn cãi nhau với ông nữa thì ông tưởng người ta thua, người ta đuối lý, người ta kém hiểu biết. Thế là được thể, ông cãi tiếp, đi đâu ông cũng cãi nhau.
Về hưu ông mới biết là mình ngu, mới biết là xưa kia thiên hạ họ không cãi lại ông vì họ sợ ông trù, ông trả thù vặt, ông nâng quan điểm chính trị.
.
Ngồi kể chuyện Sử để cho ông hiểu thêm về lịch sử chứ cái loại mình kiến thức đong đầy được hai cái lá nho, tuy vậy cũng biết được hơn lão “Nguyên quan chức”.
.
Mình kể.
Xưa nay có bà Dương Vân Nga là là người đàn bà nổi tiếng nhất.
Này nhé, bà là con dâu vua, bà lấy chồng là con trai vua Ngô Quyền. Sau chẳng hiểu lý do gì bà ra chùa ly dị với con vua, thích là nhích, kể cả con trai vua một khi đã thích là bỏ.
Chồng sau của bà là ông Đinh Bộ Lĩnh. Lên ngôi vua được một thời gian thì ông Lĩnh chết [ người sau tôn ông làm Đinh tiên hoàng đế ]. Đinh Tiên Hoàng đai, bà quyết tâm không để héo mòn mà thờ chồng, bà bèn cưới ông Lê Hoàn, ông Lê Hoàn lại lên làm vua. Một lần nữa là hai lần bà làm Hoàng hậu.
Ông bạn mình nghe xong thì gật gù.
– Lồn thế mới là lồn.
.
Kể tiếp.
Bà Nhữ Thị. Lấy chồng đầu đẻ ra ông Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chồng chết, bà cương quyết không đút lót chạy danh hiệu để nhận huân chương ” Tiết hạnh khả phong” mà bà lấy ông chồng họ Phùng. Thế là ông chồng họ Phùng đẻ cho bà ngài Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan.
Ông xem có bà nào thời xưa lại đẻ muộn và giỏi như bà Nhữ Thị hay không, mà hai người con của bà đỗ Trạng nổi danh cả nước chứ chẳng thể đùa được. Ông thấy giỏi chưa.
Ông bạn nghe xong thì tấm tắc.
– Lồn thế mới gọi là lồn.
.
Kể nữa.
Hồi xửa hồi xưa có cô Quỳnh. Học hành dở dang mà được bổ nhiệm thần tốc, tiền của nhiều như nước, báo chí tư nhân và mậu dịch đăng cả mấy tháng rồi chưa hết bài. Lồn cô í cho ai sử dụng là quyền của cô í, tiền của ai cho cô í nhận hay không là quyền của cô í. Giờ cô í trốn mất tiêu đi đâu rồi mà nhuận bút của các phóng viên cứ đều đều chảy vào tài khoản của người viết bài. Ông thấy thế nào, người ta sống đức độ, ra đi vẫn còn đem lại thu nhập cho người ở lại, đàn bà như thế mới tài chứ.
Ông bạn nghe xong thì sụt sùi.
– Lồn ấy cũng gọi là lồn.
.
Đứng dậy, trả tiền cà phê cho người kể chuyện, lão đút cái ví vào túi rồi quay sang mình, lão bảo.
– Hôm nào đến lượt tôi, tôi sẽ kể cho ông nghe cái lồn đẻ ra một quan đầu tỉnh, một quan hàng tỉnh và một cự phú. mấy cái lồn ông kể chưa là gì so với cái lồn này đâu.
./.

Posted in Chưa phân loại

Nhật Pháp đánh nhau.

Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
.
Vào đêm mùng 10 tháng 3 năm 1945, sau mấy năm mượn đường qua Đông Dương để đi đánh các nước thuộc phe Đồng minh ở phía Nam, người Nhật lại ở lỳ luôn ở Đông Dương rồi xích thêm vào cổ nước Việt một cái tròng nữa. Thế là từ năm 1942 người Việt ta đang có thực dân Pháp đô hộ, nay có thêm một xích cổ. Giai đoạn này song song hai hệ thống chính quyền và trong sử nước Việt gọi đây là thời kỳ “Môt cổ hai tròng”.
Lại nói đêm 10 tháng 3 năm 1945, cách đây đúng 72 năm không hơn một ngày, người Nhật ở Đông Dương tổ chức đảo chính lật đổ chính thức hệ thống chính quyền của Pháp. Thế là người Pháp sau gần 80 năm đứng trên đầu người Việt thì ngày hôm đó họ cúi đầu, chạy trốn trước những người lính Nhật” cùng “Máu đỏ da vàng” với người Việt Nam ta.
Sang ngày 11/3 [ đúng ngày như ngày hôm nay 11/3 ], Trung ương đảng cộng sản Đông Dương ra thông cáo” Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Chuyện về giai đoạn này thì dài, các cụ ai muốn tìm hiểu kỹ thì đọc sách và nhà cháu chỉ kể chuyện này.
.
Hai thằng, một Nhật, một Pháp gặp nhau tại một nhà ga sân bay nước ngoài và cùng chờ nối chuyến. Họ là dân Phượt vừa từ Việt Nam đến chỉ khác nhau ngày.
Thằng người Pháp nói với thằng Nhật.
– Mày vừa ở Hà Nội sang đây hôm nào?
Nhật.
– Tao từ Hà Nội sang đây từ hôm kia, còn mày?
Pháp.
– Vừa đến trưa hôm nay, công nhận đi bộ ở Hà Nội sướng thật, đường thông, hè thoáng chẳng như mấy thằng đi trước về kể cứ hãi hãi là.
Nhật.
– Mày nói cứ như tao không biết cái vỉa hè Hà Nội như thế nào, tao đây này, đi bộ toàn đi dưới lòng đường, mấy lần suýt bị xe máy nó tông vào đít, đừng có bịp bợm tao.
Pháp.
– Tao mà thèm nói sai à, tao vừa ở Hà Nội hai ngày mùng 10 và hôm nay 11, tao toàn đi bộ trên hè, chẳng đi dưới đường lần nào, tao mà thèm nói điêu à.
Thằng người Nhật giải thích mãi nhưng thằng người Pháp cứ khăng khăng thằng Nhật nói điêu.
Nói chán, hai thằng chẳng thằng nào chịu thằng nào, thế là hai thằng lao vào nhau đánh nhau tưng bừng đến nỗi cảnh sát sân bay nước nọ phải vào can thiệp.
Thế là “Nhật Pháp đánh nhau ” và hành động của chúng ta là đừng bày hàng hoá, bàn ghế [ mức phạt 2,5 triệu ] và xe máy để dưới lòng đường [ phạt 150k ] đấy nhé.
.
He he.
./.

Thích

Thích

Yêu thích

Haha

Wow

Buồn

Phẫn nộ

Bình luận

Bình luận
Nguyễn Duy Hùng
Nguyễn Duy Hùng Thế nhà bác đã dọn gọn hàng chưa, có chỗ để xe cho khách đến thăm chưa 🙂
Văn Thành Nhân đã trả lời · 1 câu trả lời
Văn Thành Nhân đã trả lời · 1 câu trả lời
Hùng Lưu
Hùng Lưu Cho nên qua cửa Ô thấy ngoan ghê….hê….hê……
Văn Thành Nhân
Viết bình luận…

Triển lãm ảnh chụp bằng Smartphone

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi, giày và trong nhà
Thích

Thích

Yêu thích

Haha

Wow

Buồn

Phẫn nộ

Bình luận

Bình luận
Nguyen van Ngoc
Nguyen van Ngoc Ảnh rất sống động nói nên nhiều điều ….Ngạt ngào hương tóc phấn
Quynh Trang
Quynh Trang · Bạn bè với Pham Chau3 người khác

Sáng nay nhà em trên ấy- sao không gặp bác nhỉ!
Hong Oanh đã trả lời · 1 câu trả lời
Hong Oanh
Hong Oanh Chiều bác mới đến Quynh Trang ợ!
Ngọc Anh
Ngọc Anh Hà Nội mưa gió tả tơi
Chúng tớ vưỡn nhích đến nơi…. chụp hình! He he
Hong Oanh đã trả lời · 2 câu trả lời
Văn Thành Nhân
Viết bình luận…

Sáng nay ở Hồ Gươm.
.
Photo by OPPO thần thánh

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, thực vật, ngoài trời, thiên nhiên và nước
Thích

Thích

Yêu thích

Haha

Wow

Buồn

Phẫn nộ

Bình luận

Bình luận
Nguyễn Huy Phú
Nguyễn Huy Phú Đẹp như tranh thủy mặc
Binh Le Thanh
Binh Le Thanh Đẹp! VTN có cái nhìn rất nghệ sĩ!
Nguyen van Ngoc
Nguyen van Ngoc Trong lòng đất Tháp rùa có gì không ?
Phan Hồng Chương
Phan Hồng Chương ảnh hồi xưa ông chụp à VTN?
giờ các tiệm họ dùng ps tẩy mốc được đấy.
Le Van Tin đã trả lời · 3 câu trả lời
Văn Thành Nhân
Viết bình luận…

Đề nghĩ lãnh đạo phường, Quân Hoàn Kiếm, Thành phố đên Hàng buồm vài đêm từ 12h đến 2h sáng xem nỗi khổ của dân vì cái quyết định cho phép các quán bar hoạt động đến 2h sáng
http://m.baomoi.com/ha-noi-noi-gio-gioi-nghi…/c/20169500.epi

Thức khuya sau 11 giờ đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc tới 7 loại bệnh nguy hiểm.…
KENH14.VN|BỞI KENH14.VN
Thích

Thích

Yêu thích

Haha

Wow

Buồn

Phẫn nộ

Bình luận

Posted in Chưa phân loại

Hạnh Phúc

Ngày hạnh phúc.
.
Hồi vừa mới kết thúc chiến tranh chống Mỹ, tình cờ mình đọc được câu thơ, chẳng nhớ của ai, chỉ nhớ là của một nhà thơ nữ.
” Quê hương thoát cánh tay tàn phá
Hạnh phúc đo bằng giấc ngủ say”
Bom rơi đạn lạc cả đêm lẫn ngày nhiều quá, đến giấc ngủ không mộng mị, không bị đánh thức bởi tiếng bom, tiếng pháo cũng là một ước mơ và coi đó là hạnh phúc, nếu được.
Chiến tranh qua được hơn 40 năm, trẻ con, người già bây giờ vẫn mơ về một giấc ngủ sáng thứ bẩy không bị đánh thức sớm bởi tiếng loa phường.
./.Hạnh Phúc

 

Posted in Chưa phân loại

Ông Đức Hói.

Vô thường.
.
Hồi nọ, tức là cách đây hơn chục năm, mình ra sông gặp lão Đức Hói đang đap cái xe đạp cà tàng ra sông, nom như một trí thức nghèo thời bao cấp.
Hỏi thì được biết ông đã từng là thầy giáo dạy Toán dưới Hải Phòng, hỏi nữa thì được biết ông là cựu sinh viên năm đầu của trường Đại học sư phạm Vinh, hỏi thêm lần nữa thì được biết ông đã từng làm giám đốc của một doanh nghiệp trực thuộc nhà máy dệt Nam đinh và tò mò hỏi thêm phát chót thì biết đã từng là chuyện gia giáo dục sang châu Phi dạy tiếng Páp cho người bản xứ ở đó.
[ Chuối là thằng hơi tò mò, he he.]
.
Những năm đầu ra bãi bơi mình ghét bố này lắm, kiêu căng, chọn bạn để chơi rất kỹ, ai vớ vẩn tinh tướng, nghèo nghèo kiến thức bất kể là già hay trẻ, bố cháu hợp thì chơi, không hợp thì không nói chuyện.
.
Một hôm, lão bạn già chuyên đạp xe cùng mình bảo.
– Tớ thấy lão này cũng được, ông chủ động xem có vụ nào off ẹp thì cho lão í đi cùng, nghe nói lão cũng khoái xe đạp.
Nghe lời ông bạn, mình còn chần chừ thì một cu em nhà ở gần nhà mình bảo.
– Em biết lão này, lão này đi đến đâu là gây mất đoàn kết và phá tan tành cái nhóm lão vừa tham gia, tuỳ anh thôi.
Sau thấy bố này cũng không đến nỗi khó tính lắm nên mình mới chủ động làm quen. Được vài năm lão mang cái bệnh hiếu thắng đến nhóm mình. Thế là lão í phá tan cái nhóm mình rồi bloc mình luôn.
Thôi nhầm cmnr rồi, đang kể về ông bạn yêu quý lại viết nhầm sang ông bạn FB đã bờ nhốc mình.
He he.
.
Kể tiếp về ông Đức Hói.
Mình và anh em gọi lão là ” Đức Hói ” bởi lão hói đầu.
Kể về cái vụ leo Fansipan thì không hiểu lão Đức hói còn giận ông Kim Ngọc không, chứ hồi đầu mới về thì lão í giận ông Kim Ngọc lắm lắm. Giận cũng đúng thôi vì ông Đức Hói đang nhăm nhe cái Huy chương Vàng và giật cái Kỷ lục “Người già nhất leo đỉnh Fansipan ” thì ông Kim Ngọc năm đó 74 tuổi cướp mất của ông Đức Hói 66 tuổi.
he he.
.
Đi với nhau nhiều năm, mình thích nghe ông í kể chuyện nhất là chuyện đàn bà bên châu Phi, châu Âu, cái này ít người biết nha, mà có biết cũng chẳng dám kể. He he.
Mình khoái nhất ở ông là cái tính không biết sợ và liều lĩnh.
Một mình ông í đạp xe lên Tú Lệ chỉ để xem bọn báo mạng nói về các thôn nữ tắm trần ở suối nước nóng có đúng hay không. Xem xong ông lại lóc cóc đạp về. Năm đó ông gần 70 tuổi.
.
Ông đạp xe với mình từ Tuyên Quang về Hà Nội. Đi đường Sơn Dương, Lập Thach đến gần chùa Tây Thiên, mấy anh em xuống ăn cơm. Ông ngồi ngày góc khuất trước cửa quán, lôi ra cái Xilanh nhỏ, rồi kéo cạp quần xuống dưới rốn bấm tách một phát Insurin dành cho người Tiểu đường, năm đó ông gần 70 tuổi.
Hôm nọ, hai vợ chồng ông đi qua nhà mình rồi tạt vào chơi. Nom ông yếu lắm rồi. Vợ ông bảo.
– Bây giờ anh đi đâu chị cũng phải đi kèm, vì sợ anh làm sao còn có người đỡ.
Cách đây ba tuần, vợ ông gọi điện.
– Em xem ai mua cái xe đạp của anh, em bán hộ chị cho đỡ chật nhà, anh Đức bây giờ chẳng còn hy vọng đạp lại nữa đâu, giúp chị nhé.
Nghe xong mình nói với vợ ông .
– Vâng, bán đi chị ạ, năm nay anh đã 77 tuổi rồi, đời anh cũng biết được nhiều, đi được lắm, thưởng thức đủ vị đắng cay ngọt bùi và cũng chẳng phải ân hận gì nữa.

Mấy hôm sau mình sang nhà.
.
Vợ ông Đức bảo.
– Chị đi chợ thì phải khoá cửa, hôm nọ anh đi ra đường rồi không biết đường về chị phải thuê bảo vệ khu chung cư đi tìm mãi mới thấy anh.
./.
Ảnh 1: Chup hồi đạp xe đi Tây Yên tử năm 2012. Ông đứng ở xa đã đi xa được 8 tháng.
Ảnh 2: Cách đây 3 tuần.

Posted in Chưa phân loại

Mùi củi cháy.

Mùi củi cháy trong “Giấc mơ trưa ”
.
Dạo này mình có cái thú là ngủ chiều ngoài bãi.
Chiều.
Sau khi xong công việc bao giờ mình cũng ngủ một giấc độ 30′, không ngủ nhiều bởi ngủ nhiều khi trở dậy rất mệt.
Mấy hôm nay, được trở về ” DÒng sông tuổi thơ” là ngủ ngoài trời.
Thay vì ngủ trưa ở nhà, chăn ấm, nệm êm, mình đạp xe ra bãi.
Ngoài bãi có mấy cái lều dành cho bà con tắm tiên để có chỗ sưởi ấm khi gió mùa Đông bắc về và trú mưa khi những cơn mưa hạ bất chợt đổ xuống.
Trong lều lúc nào cũng có một cái bếp củi.
Lửa lúc nào đỏ, hết củi anh em lại châm thêm, khói củi thơm ngát , thoang thoảng theo làn gió bốc lên.
.
Đã mấy chục năm nay, nhà mình không còn đun bằng củi. Trước kia, trong nhà mình có một cái bể chứa mùn cưa mua ở xí nghiệp gỗ Bạch Đằng hoặc mua ở xí nghiệp gỗ 42 ngoài Chương Dương, Hàm Tử.
Cái bể đó, thỉnh thoảng còn được chưa đầy trấu được mẹ mình mua ở nhà máy xay Lương Yên.
Có đận, mẹ mình xuống Lương Yên mua được chục bao tải trấu, Thế là mẹ mình mượn cái “Xe Cải tiến “, chất những cái bao tải trấu lên xe rồi mấy mẹ con đẩy về. Đường từ nhà máy xay về nhà mình chỉ hơn 2km, nhưng mẹ mình bảo .
– Tự chở về để đỡ tốn tiền công con ạ.
.
Những năm mẹ mình làm ở Ban thanh Tra thành phố, nay chỗ đó vẫn là cơ quan Thanh tra. Từ 62 Trần Quốc Toản về nhà cũng hơn 2 km. Vài ngày một lần, khi hết giờ làm bà lại gánh những gánh củi mang về nhà.
Có lần đi học về trùng vào giờ mẹ hết giờ làm. Mẹ mình đứng đợi con ở cửa trường Quang Trung.
Mình tan học, hai mẹ con, mình đeo cái cặp sách được ghép bằng những mảnh vài tiết kiệm, mình đi đằng sau, mẹ mình đi đằng trước với đôi quang gánh đầy những cành củi khô nhặt trong vườn cơ quan.
Thấy mẹ mình gánh năng, mồ hôi mẹ vã ra, mình nói với mẹ.
– Để con gánh hộ mợ.
Mẹ mình bảo con không gánh được vì con còn bé lắm.
Rồi một lần mình cũng được gánh thử. Với mãi, kiễng chân mãi nhưng cái vai mình cũng chẳng thể tới cái đòn gánh.
Thế là mẹ mình lại cúi xuống, vai gánh lấy đôi sọt củi.
.
Nằm bên bờ sông, tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, nhớ mẹ những lần dạy mình tập bơi ở cái ao làng nơi sơ tán, ngửi mùi củi cháy nhớ gánh củi khô, nhớ cái bếp mùn cưa, nhớ tiếng củi cháy nổ lép nhép của thời thơ ấu.
“Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp thanh”
./.

Truyện “Kinh dị”

Ai sợ truyện kinh dị xin đừng đọc.
.
Cạo tóc.
Lâu ngày không tắm, một hôm có người tốt bụng đi qua thấy nó ghẻ lở đầy người, tóc mọc rối bời, nom nó lúc đó như đống giẻ rách. Người tốt bụng lôi nó đi tắm, tắm xong, cống tắc. Tóc nó để dài rối vào nhau, người tốt bụng mua một cái bộ cạo râu Gilette.
– Tôi cạo trọc đầu ông nhé.
Người bụi đời gật đầu.
Cạo sạch được cái tóc, đầu nó đỏ lòm, ròng ròng những máu. Có người đi qua bảo.
– Ông cạo thế nào mà làm chảy máu đầu nó rồi kìa.
Người tốt bụng bảo.
– Không phải nó bị thương đâu, mà máu từ những con chấy chảy ra đấy, Đây ông xem, dao cạo sắc thế này mà chỉ cạo được nửa con chấy, nửa con còn lại làm tổ và bám chặt vào da đầu đây này.
Nói xong người tốt bụng đưa cho vị khách qua đường xem lưỡi dao cạo. Quả nhiên nhìn trên lưỡi dao chỉ có đúng nửa sau của những con chấy kềnh.

./.
Cái xác người trôi từ đâu về không biết.
Chỉ biết là cái xác đen ngòm, ruồi nhặng đậu đầy trên cái cơ thể đang thối rữa và bồng bềnh trên mặt sóng.
Mấy ông bơi bên cạnh cái xác chết thối um đó thỉnh thoảng lại liếc mắt sang nhìn xem cái xác đó có đột nhiên vùng dậy hay không.
./.
Nằm ngủ ngoài bãi.
Thỉnh thoảng có những con ruồi tham ăn đậu vào mặt, vào mồm vào mắt của hắn. Hắn lấy tay đuổi lũ ruồi đi và hắn biết đích xác rằng lũ ruồi nhặng này vừa đậu vào bãi cứt do hắn vừa ị ra dưới gốc cây chuối.
./.
Đi bơi ở bãi biển chiều mùa hè.
Hắn cúi đầu xuống để thở các bon níc ra và ngoi đầu lên mặt nước để hít ô xy vào. Có lần hắn ngoi lên, há rộng mồm ra để hít không khí vào phổi thì có một bãi cứt đập thẳng vão mồm hắn.
Kệ, hắn nhổ cục cứt đó ra rồi hớp một hụm nước biển xúc miệng, xong hắn lại tiếp tục bơi.
.
Hôm nào rỗi biên tiếp.

Posted in Chưa phân loại

LAN MAN VỀ TRUYỀN THỐNG HỖN DUNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT (2)

http://www.facebook.com/#!/notes/b%C3%B9i-tr%E1%BB%8Dng-hi%E1%BB%81n/lan-man-v%E1%BB%81-truy%E1%BB%81n-th%E1%BB%91ng-h%E1%BB%97n-dung-t%C3%ADn-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-2/10151011772253800

Tiếp theo phần 1

(Đã đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số tháng 5-6-7/2012 -Bản gốc)

Sang đầu thế kỷ 21, thật không quá khi nói rằng niềm tin mãnh liệt về thế giới âm hồn vĩnh hằng là sự nổi trội ở đời sống tâm linh người Việt. Trong đó, việc thờ cúng tổ tiên vốn xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hóa tín ngưỡng nay càng được chú trọng hơn bao giờ. Thế nhưng ở đây, việc xác định cơ cấu tổ tiên là điều cần phải được xét lại. Về mặt logic, bao nhiêu đời được gọi là tổ tiên? Và cái gọi phần mộ tổ tiên gia tộc liệu có thể chấp chứa bao nhiêu bộ hài cốt theo dòng lịch sử bất tận? Thử làm một phép tính đơn giản, lấy một người làm đơn vị phần tử đầu tiên, ngoài việc thờ cúng bố mẹ đẻ của mình (2 người), họ còn phải thờ ông nội và bà nội, ông ngoại và bà ngoại (4 người). Cứ thế, họ sẽ có 8 cụ nội ngoại, 16 kỵ nội ngoại..v.v.. Đây là dãy số tăng dần theo cấp số nhân với công bội là 2:

1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128, 256…

Đó là chưa kể đến các quan hệ thân tộc khác như anh chị em ruột, anh chị em họ, cô, dì, chú, bác nội ngoại, các vai vế ngang hàng với đời ông bà, với đời cụ kỵ nội ngoại..v.v.. Và tất nhiên cũng chưa kể đến chuỗi họ hàng nội ngoại bên vợ (hay chồng) khi xây dựng gia đình. Từ đó dễ thấy tính hữu hạn về số lượng của mỗi khu phần mộ gia tộc cũng như số lượng giới hạn “tổ tiên ông bà” mà mỗi con người có thể nhớ được trong đời. Theo đó, thường thì người ta chỉ có thể quy tập lượng ít ỏi mồ mả, tính đến vài ba đời là cùng. Tất tần tật số còn lại bao gồm những họ hàng nội ngoại dây mơ dẫy má cho đến những tiền nhân xa xưa sẽ được… quên dần theo thời gian bởi sự bất tận của nó. Thực tế, người ta sẽ chỉ thờ cúng mộ cụ A, B, C… đời tam đại (hoặc giả tứ đại) nào đó mà chẳng thể đoái hoài đến bố hay ông hoặc cụ kỵ của cụ A, B, C… Có nghĩa việc thờ cúng giỗ chạp tổ tiên nội ngoại thực tế không thể không giới hạn trong khoảng 3 đời, bởi khả năng ghi nhớ lo việc giỗ kỵ toàn bộ lớp lớp tiền nhân là điều không tưởng. Thế nên mới có lệ chia họ tộc thành các chi, ngành cùng các khái niệm Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ hay Tiên Tằng Tổ Khảo để chỉ tổ tiên chung chung, mơ hồ. Khi chia tách tộc họ, người khởi đầu một chi ở vùng đất mới sẽ có thể được coi là cụ tổ mới, như một tiền nhân còn được biết đến trong lịch sử gần nhất. Thực tế cho thấy, ngay cả cụ tổ mới đó rồi cũng dần bị quên lãng theo thời gian. Như vậy, có thể khẳng định khái niệm tổ tiên là hết sức tương đối trong vòng cuốn chiếu luân chuyển theo từng lát cắt thế hệ. Không thể nhớ xa, chỉ nhớ những gì gần với mình, đó chính là tính hữu hạn và phần nào thực dụng của hệ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dòng tộc. Ở đây, tính hữu hạn của khái niệm dòng tộc cũng thể hiện phần nào ở chính bản thân sự giới hạn của ngôn ngữ. Cụ thể, thuộc tính họ nội, ngoại cũng như giới (nam/nữ) cho các đại từ nhân xưng chỉ có thể xác định rõ ràng đến thế hệ thứ 3 (cha/mẹ, ông/ bà). Còn từ hàng cụ trở đi thì chỉ gọi là cụ, kỵ chung chung, khó xác định. Sẽ thấy càng lên cao, các khái niệm nội/ ngoại càng trở nên rối rắm mơ hồ… Ví dụ, 2 cụ đẻ ra ông nội thì hẳn là 2 cụ nội rồi, nhưng 2 cụ đẻ ra bà nội thì không biết gọi là gì cho chính xác? Bởi đó là họ ngoại của bố, mà con lại theo họ bố/ ông nội. Giả sử nếu cũng gọi đó là 2 cụ nội thì sẽ không phân biệt được với 2 cụ đẻ ra ông nội, còn nếu gọi là 2 cụ ngoại, ắt sẽ lẫn sang họ bên mẹ. Không lẽ gọi đó là 2 cụ nội thuộc họ bên ngoại của bố?

Cũng vì sự dây mơ rễ má quá phức tạp mà trên thực tế, nhiều cây phả hệ chỉ ghi danh những người thuộc họ nội, bỏ qua họ ngoại cùng vợ/chồng của những người trong dòng tộc. Thế nhưng nếu coi “cây có cội, nước có nguồn”, ắt không thể phân biệt đối xử nội/ ngoại bên trọng bên khinh như vậy! Thế nhưng nếu ghi nhận ngọn ngành trọn vẹn thì lại là điều quá sức với người đời. Bên cạnh tính hữu hạn đó, trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ông bà nhiều khi còn nảy sinh lắm chuyện rắc rối ở việc xác định nguồn cội. Như đã biết, thường thì bố mẹ, ông bà, cụ kỵ… của cụ tổ coi như không được tính đến vì không xác định được danh tính. Nhưng vấn đề đặt ra là nếu xác định được thì sao? Ví dụ lâu nay chúng ta ghi nhận ngày giỗ quốc tổ Hùng Vương. Chuyện đó nghiễm nhiên dẫn đến câu hỏi liệu có thờ cúng giỗ chạp bố quốc tổ (tức Lạc Long Quân), mẹ quốc tổ (tức Âu Cơ), ông nội quốc tổ (tức Kinh Dương Vương), bà nội quốc tổ (con gái vua hồ Động Đình)..v.v.? Rồi cứ lần theo những gì huyền sử đã ghi nhận được thì câu chuyện xem ra khá rắc rối, hay đành lờ đi vậy!?

Cũng nói thêm về việc thờ cúng tổ tiên, bên cạnh tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” cũng cần xem xét mặt trái của vấn đề. Người Việt vốn quan niệm hệ thống mồ mả ứng với thế giới vong hồn có tác động trực tiếp lên thế giới người còn sống. Người ta tin rằng mọi hiện tượng vui/buồn, sướng/khổ, phúc/họa nơi trần gian đều có tính hệ quả, chịu sự chi phối mạnh mẽ từ thế giới âm hồn. Ai chăm sóc tốt phần mộ thì có thể hưởng lợi, được tổ tiên ông bà phù hộ, ban phúc lộc, nếu không dễ bị giáng họa… Các khái niệm mộ kết, mộ phát, động mồ động mả… là ví dụ điển hình của niềm tin tín ngưỡng thể hiện sự ràng buộc sâu sắc giữa dương gian và cõi âm. Như thế, trong sự cầu cúng tổ tiên, săn sóc mồ mả, bên cạnh sự tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân là mục đích mưu cầu lợi ích cho bản thân gia đình người còn sống. Nói cách khác, tính vụ lợi/thực dụng luôn song hành cùng cái gọi “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện tính 2 mặt hiện hữu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Mới hiểu tại sao người ta có thể lao tâm khổ tứ đến vậy với chuyện mồ mả. Như chuyện tại sao gia đình nọ chỉ lo chăm sóc xây dựng phần mộ thế hệ cụ kỵ ở vùng quê xa xôi mà không quan tâm đến phần mộ thế hệ ông bà ở vùng cư trú. Lý do hoàn toàn theo lời phán truyền của thầy bói, cho rằng khu mộ cụ đang phát, không xây cất thì nhà sẽ gặp đại họa hay không thể “ngóc đầu” mà ăn nên làm ra. Tương tự, không hiếm trường hợp người ta chỉ chăm chăm bỏ tiền xây cất khu mộ phần thuộc chi họ nhà mình, sẵn sàng hoành tráng hóa sao cho to hơn cả khu mộ tổ kế bên, như để thể hiện sự vượng phát chi/ngành họ của mình nhằm hy vọng “hưởng lợi” theo lời thầy bói. Hay chuyện đám con cháu chỉ lo chăm sóc phần mộ cụ tổ bên nội mà không hề đoái hoài đến phần mộ bên ngoại, thường coi đó là việc của dòng họ khác. Âu đó cũng là những hệ lụy tất yếu của quan hệ chằng chịt họ hàng nội ngoại rối rắm, vốn quá sức với người còn sống. Thời nay, với niềm tin về thế giới âm hồn vĩnh hằng, không hiếm những người con khi cha mẹ còn sống thì vô tâm hay đối xử tệ bạc, nhưng khi chết thì làm đám ma linh đình, rồi xây mồ đắp mả cúng tế hoành tráng, như thể việc chăm sóc người chết tối quan trọng hơn người sống. Hoặc giả người ta coi việc phụng thờ âm hồn là hoàn toàn có thể bù đắp, chuộc lỗi cho mọi thiếu hụt, sai sót của thế giới trần gian vậy. Điều đáng chú ý, tuyệt đại đa số mọi hành vi tín ngưỡng xoay quanh phần mộ tổ tiên đều nhất nhất theo sự hướng dẫn của các thầy bói, thầy cúng, cô đồng, phù thủy… Đến mức thời nay, nếu có nói đa số con người hiện đại đang “sống và làm việc theo lời thầy bói” thì xem ra cũng không có gì quá đáng. Thôi thì cưới xin, ma chay, cải táng, xuất hành.., nhất cử nhất động đều phải thỉnh các loại ông thầy mà làm theo để đảm bảo thế giới âm hồn tổ tiên luôn song hành phù trợ.

Xét trên góc nhìn toàn bộ, đối tượng thờ phụng của các tín ngưỡng tôn giáo nói chung (như Phật, Chúa, Thánh, Mẫu, thành hoàng…) là niềm tin tín ngưỡng có tính rộng mở, bao phủ tâm linh, bảo trợ an sinh cho cả một cộng đồng lớn, cho một dân tộc hay một quốc gia… Ngược lại, ngôi vị tôn thờ của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên luôn khu biệt trong từng dòng họ giới hạn, lấy đơn vị gia đình cá thể làm cơ sở. Có nghĩa nó chỉ phục vụ đời sống tâm linh riêng cho dòng họ đó mà thôi. Bởi thế, mọi hành vi, mục đích tín ngưỡng đơn giản chỉ mang tính tư lợi cục bộ của từng tiểu cộng đồng nhỏ lẻ, chủ yếu thúc đẩy sự cố kết nội bộ dòng tộc với tính gia trưởng, ganh đua mang đậm chất tiểu nông, ít nhiều hạn chế sự đoàn kết, đồng tâm hướng tới đức tin chung của cả cộng đồng lớn. Ở Việt Nam, nếu coi mỗi ngôi từ đường như một đền thờ riêng của dòng họ thì nếu tính về số lượng, hẳn sẽ vượt xa mọi cơ sở thiết chế của hệ thống các tín ngưỡng tôn giáo khác như đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ Thiên chúa… Trong đó, rất nhiều ngôi từ đường có kiến trúc bề thế không kém gì một ngôi chùa, hay ngôi đình làng to lớn. Thậm chí thời nay có những ngôi từ đường còn được dát vàng ròng nguy nga tráng lệ như một cung điện vua chúa, nhưng tất cả rút cục cũng chỉ để phục vụ lợi ích tâm linh cho một dòng họ mà thôi. Thử suy đoán, sẽ thấy rất có thể từ ngàn xưa, chính truyền thống thờ cúng tổ tiên dòng họ vụn vặt đó đã khiến người Việt không thể xây dựng được những tôn giáo lớn cùng hệ tư tưởng, triết thuyết phổ quát mà đành phải du nhập từ bên ngoài?! Hiện nay, chỉ cần nhìn vào các nghĩa địa tân thời, hệ thống các từ đường là có thể hiểu được cuộc đua tranh dòng họ lớn như thế nào. Mộ tổ, từ đường dòng họ này phải cao hơn, to hơn, cầu kỳ hơn, đắc địa hơn dòng họ kia, như một tấm gương phản chiếu rõ nét những động cơ vụ lợi, ích kỷ cá nhân cùng những hệ lụy của nó. Trong truyền thống lịch sử, có lẽ những câu chuyện ly kỳ về việc “táng mả hàm rồng” mưu cầu đế vương, vinh hoa phú quý của người Việt là minh chứng sống động nhất về hành vi thực dụng, vụ lợi của người sống với thế giới âm hồn tổ tiên. Niềm tin, ước mơ hồn nhiên đó thậm chí còn được chạm khắc khá nhiều lên những vì kèo đình làng Việt, như thể hiện một khát vọng lớn lao của ông cha xưa. Điều đáng nói, cái niềm tin “đất cát mồ mả đắc địa” đó vẫn được duy trì bảo lưu đến tận ngày nay với vai trò dẫn dắt của lực lượng các thày phủ thủy, thày địa lý thế hệ mới (thường gọi là nhà phong thủy). Vấn đề đặt ra ở đây là hành vi trục lợi từ mồ mả, vong hồn tổ tiên liệu có đáng được xem như niềm tin “uống nước nhớ nguồn”? Đã đến lúc phải xem lại mặt trái giá trị đạo đức ở hệ tín ngưỡng này. Cũng xin nói thêm, hiện nay có rất nhiều người trong chúng ta đang rất đỗi tự hào về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc, coi đó như một sự thể hiện đạo đức “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Thế nhưng cần phải thấy rằng trên thế giới, các cộng đồng, các dân tộc không thờ cúng tổ tiên thì cũng không có nghĩa là họ không “uống nước nhớ nguồn” như chúng ta!

Thời nay, trong những hình thái tín ngưỡng được phục hưng, có lẽ phong trào sôi nổi rầm rộ và phát triển mạnh mẽ nhất phải kể đến tín ngưỡng Tứ phủ. So với thời xưa, có lẽ chưa bao giờ hình thái tín ngưỡng này lại đạt một vị trí cao như vậy trong đời sống tâm linh người Việt. Sau cả phân nửa thế kỷ bị cấm hoạt động, giờ đây sinh hoạt lên đồng có thể nói là nở rộ như nấm sau mưa. Không còn lạ những chuyện người người lên đồng, nhà nhà hầu thánh nữa. Về mặt lợi ích kinh tế, doanh thu của các đền phủ thờ Thánh Mẫu thường ở vào thứ hạng cao hơn so với hệ thống chùa chiền, đình miếu nói chung. Điều này hẳn là nguyên nhân khiến cho rất nhiều ngôi đền, phủ nổi tiếng đều phải mở thầu cho chức thủ nhang đồng đền. Như đã nói, có những nơi, vị thủ nhang phải nộp hàng tỉ bạc vào ngân sách chính quyền địa phương mỗi năm. Có nơi, chính quyền tỏ ra khôn ngoan hơn, cử hẳn các cán bộ phòng văn hóa đứng ra coi sóc đền phủ để đảm bảo tận thu toàn bộ. Nói vậy để biết nguồn lợi từ sinh hoạt tín ngưỡng lớn như thế nào. Với đặc tính thương mại tâm linh từ ngàn xưa, mức giá chi phí cho sinh hoạt hầu đồng thời nay cũng leo thang theo mặt bằng giá cả sinh hoạt xã hội. Hiện nay, ở Hà Nội, giá thành lễ mở phủ trình đồng cho những người mới gia nhập tín ngưỡng dao động từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Tùy vào sự bề thế của đền to phủ lớn, tiền lệ phí “giọt dầu” bắc ghế hầu thánh cũng tính trung bình vài triệu/ một vấn hầu. Việc chi phí cho một vấn hầu cỡ hàng trăm triệu đã là chuyện không hiếm. Cá biệt có những chân đồng giàu sang, sẵn lòng bỏ cả tỷ bạc mỗi lần hầu thánh.

Có lẽ trên thế giới, không có một tôn giáo tín ngưỡng nào mà người gia nhập lại phải tiêu tốn tiền của nhiều như vậy. Thế nhưng sự tốn kém đó không hề làm nản lòng những người được gọi là có “căn đồng”. Điều này có lẽ xuất phát từ bản chất của tín ngưỡng Tứ phủ, rất khác với các hình thái tâm linh nói chung. Đại thể những tín đồ của Phật giáo, Thiên chúa giáo hay Hồi giáo… thì không thể hóa thân thành phật Thích Ca, chúa Giêsu hay thánh Allah… nhưng với các chân đồng Tứ phủ thì ngược lại. Ở đây, các ông đồng bà đồng vừa đóng vai trò tín đồ, vừa có cơ hội hóa thân lần lượt để trở thành chính những vị thánh trên điện thần mà họ phụng thờ. Trong các vấn hầu của mình, người “bắc ghế” hầu thánh Tứ phủ luôn được đám đông tôn vinh cổ vũ trong trạng thái “nhập thần- hóa thánh” liên tiếp, hết giá này qua giá khác. Với những khoảnh khắc “thần tiên” đó, chân đồng được thụ hưởng mạnh mẽ cái cảm giác “thánh bề trên” trong giao tiếp ứng xử, khi phán truyền với đám đông người tham dự. Đây được xem như yếu tố vô cùng hấp dẫn với người trần mắt thịt. Có ai mà không cảm thấy sung sướng thăng hoa khi được cộng đồng phút chốc ngưỡng vọng như một vị thánh chính hiệu, lúc lúc xì xụp chắp tay vái lạy thành kính, lúc lúc hò la náo nhiệt cổ vũ.

Ảnh: Đoàn Kỳ Thanh

Trên thực tế, việc “nhập thần- hóa thánh” ở đây chính là sự diễn xuất sân khấu của các chân đồng trong những vai diễn thần thánh. Mỗi giá đồng thể hiện hình ảnh một vị thánh Tứ phủ, từ phục trang cho đến những phong thái, tính cách cùng các hoạt động biểu trưng riêng như tựa gối hút thuốc, uống trà, uống rượu, nghe thơ văn, múa gươm, múa đao, múa hèo, múa cờ, múa quạt, múa mồi, chèo đò, quẩy gánh bán hàng…. Với đặc điểm đó, chiếu hầu đồng được xem như một “sân khấu” văn nghệ tâm linh với nhiều dáng vẻ hấp dẫn riêng của nó. Cả người bắc ghế hầu lẫn đám đông tham dự được đắm chìm miên man trong trạng thái tâm lý tự sướng đa cảm xúc, kết hợp giao lồng các yếu tố “nhập thần- hóa thánh”, diễn viên sân khấu, diễn viên múa, trình diễn thời trang. Điều đặc biệt, mỗi giá đồng trong các vấn hầu không thể thiếu được màn ban tiền phát lộc với sự biểu hiện của 2 chiều cạnh tâm lý cho/nhận đồng thuận hả hê. “Thánh” thì hưởng thụ cái cảm giác “bề trên quyền năng” ban phát, bố thí cho “chúng sinh” trần gian khi vung tay tung tiền bạc, lộc lá vào đám đông. Còn khán giả tham dự thì hỷ hả mãn nguyện với cảm giác sung sướng tràn trề khi vớ được tiền thần, lộc thánh một cách dễ dàng tự nhiên như mưa sa trên trời. Tất cả lại diễn ra trong không gian điện thờ linh thiêng, trang hoàng lộng lẫy cùng phần đệm khi khoan thai tinh tế, lúc sôi động náo nhiệt với tiết tấu vũ điệu cuồng say của dàn nhạc Chầu văn quyến rũ. Có thể chính cái tâm lý tự sướng “thánh thần” đó lý giải việc tại sao người ta phải đặt một tấm gương to dưới điện thờ, trước mặt người hầu. Hẳn để các chân đồng trước nhất có thể nhìn thấy rõ trong gương hình bóng “thánh hóa”- tức sự hóa thân của mình “hiện thực” như thế nào. Bên cạnh sự thăng hoa lúc lên đồng, khi gia nhập tín ngưỡng, mỗi chân đồng thường “tự vận” căn số của mình ứng với một vị thánh cụ thể nào đó như căn Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bảy, Cô Bơ, Cô Chín, Chầu Năm, Chầu Bé… Hệ quả là trong cuộc sống thường nhật, họ cũng thường ám thị tính cách bản thân giống với “căn cốt” các vị thánh huyền tích, trong đó có cả tính cách mà dân gian thường lưu truyền kiểu “Phật từ bi, thánh chấp từng li”. Như vậy, cộng với cái căn cốt “con cưng” của Mẫu, việc tự kỷ “thánh hóa” bản thân, cảm giác vị thế cao sang hơn người vừa trình bày có lẽ là đặc điểm hấp dẫn mãnh mẽ của hình thái tín ngưỡng này. Và, những đặc điểm đó cũng đồng thời tạo nên một tính cách đặc trưng riêng của các con nhang đệ tử Tứ phủ, một tính cách đồng bóng đi mãi cùng các chân đồng theo năm tháng.

Hơn 10 năm trở lại đây, tín ngưỡng Tứ phủ được một bộ phận giới chuyên môn nâng tầm, tôn vinh như một tôn giáo lớn có tính chất đại diện đời sống văn hóa tâm linh dân tộc- gọi là Đạo Mẫu. Có thể nói, chuyện đó đã tác động không nhỏ đến thái độ ứng xử của xã hội, khiến việc gia nhập tín ngưỡng ngày càng trở nên sôi nổi tấp nập. Từ già đến trẻ, từ sang tới hèn, từ quan chí dân.., giờ đây sinh hoạt hầu đồng đã phục hưng và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ. Thậm chí, có trường hợp những cháu bé còn ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng cũng được gia đình cho làm lễ mở phủ trình đồng hầu thánh. Xưa, chuyện “tiền Phật hẫu Mẫu” trong chùa Việt không mấy phổ biến. Nhưng thời nay, việc nhà sư cho xây điện thờ Mẫu trong khuôn viên chùa, kèm theo đó chấp nhận dung nạp sinh hoạt đồng bóng đã trở nên một hiện tượng quá ư bình thường. Thậm chí bây giờ, sẽ không hiếm gặp những nhà sư cùng tham dự lễ lên đồng, thậm chí cũng mở phủ trình đồng, gia nhập tín ngưỡng như các con nhang đệ tử chính hiệu. Trong bầu không khí đó, nhiều ngôi đình cũng nhanh chóng thức thời với việc xây thêm gian Mẫu phối thờ để thu hút khách thập phương. Hay thậm chí có ngôi đền nọ vốn thờ một đào nương lừng danh đã có công giúp vua Lê chống giặc Minh xâm lược, nay cũng được “Tứ phủ hóa” để làm nơi hầu đồng. Theo đó, ngôi đền được đổi tên thành đền “Mẫu đào nương”, bất chấp Luật Di sản văn hóa. Hiện nay, vị đào nương nghiễm nhiên được coi như một “thánh mẫu” phát sinh. Nói thế để thấy được tín ngưỡng Tứ phủ thời nay có sức phát triển mãnh liệt như thế nào.

Xưa, người ta lên đồng chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tự thân. Thời nay, có nhiều ông đồng bà đồng còn kiêm nhiệm thêm cả vai trò thầy cúng, thầy bói. Điều này lý giải tại sao trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, dạng lên đồng dưới hình thức hầu chứng ngày càng phổ biến hơn so với thời cổ truyền. Ở sinh hoạt dạng này, các gia đình có nhu cầu tâm linh sẽ phải cùng nhau góp tiền sắm sanh đồ lễ và chi trả toàn bộ thù lao cho các bên liên quan. Một quan thầy đồng cựu có uy tín được mời sẽ đứng ra nhận trách nhiệm hầu đồng đại diện, thay mặt các gia chủ mà “thông thiên” với thần linh để cầu tài cầu lộc, giải trừ tai ách, tà ma… Với nhà có người bệnh, chân đồng còn ban cho tàn nhang nước thải để uống, chén nước quết giầu để xoa chỗ đau hay đôi ba lá bùa trấn yểm… Khi nào xong việc, các gia chủ còn phải sửa lễ tạ, nhiều khi khá tốn kém. Có thể thấy, chính sự cấy ghép chức năng thầy cúng, thầy phù thủy… ở hình thức hầu chứng lại là một cách mở lối thu nhập cho các chân đồng. Bởi xưa nay, họ vốn chỉ đóng vai trò chi trả các khoản thù lao cho cung văn và thủ nhang đồng đền mà thôi. Âu đó cũng là một biểu hiện sống động về truyền thống hỗn dung tín ngưỡng của người Việt. Cũng trong sự “pha trộn” đó, thời nay trong các vấn hầu của mình, một số chân đồng còn lai cấy hành vi tín ngưỡng của các thanh đồng bên tín ngưỡng thờ đức Thánh Trần. Trong một số giá đồng, họ cũng xiên lình, thắt đai thượng, nuốt lửa hay rạch lưỡi “lấy dấu mặn” nhằm gây ấn tượng mạnh với đám đông tham dự. Đây có thể là hệ quả của việc lai cấy đức Thánh Trần vào điện thần Tứ phủ, một xu hướng mới phát sinh ở một bộ phận chân đồng thời nay, xuất phát từ quan điểm của một số nhà nghiên cứu văn hóa. Vì thế mà hiện nay rất nhiều ông đồng bà đồng bị ngộ nhận, thường tự gọi mình là thanh đồng. Ngoài ra, việc tự nhận “thanh đồng” cũng rất có thể xuất phát từ ý muốn “sang trọng hóa” danh từ, bởi những chân đồng xưa nay thường vốn chỉ được dân gian gọi là đồng bóng hay đồng cốt.

Ảnh: Đoàn Kỳ Thanh

Thời nay, không phải vô cớ mà giới đồng bóng định danh khái niệm “đồng đua” nhằm chỉ hiện tượng đua đòi háo danh trong tín ngưỡng Tứ phủ, cốt để khoe mẽ thể hiện bản thân mình. Những vấn hầu tốn kém bạc tỷ linh đình là một trong những biểu hiện sống động của những chân đồng dạng này. Gần đây, không hiếm những chân đồng vì mục đích quảng bá nhân thân trong giới bản hội, sẵn lòng bỏ tiền thuê cả một nhóm làm phim lên tận những danh thắng thiên nhiên vùng núi cao. Ở đó, họ tổ chức ghi hình bản thân trong phục trang hầu đồng, thể hiện cảnh các “cô, cậu”, các “chầu thượng ngàn” hay các “quan”, ông “hoàng” rong chơi, du ngoạn vãng cảnh sao cho giống với chuyện thần tiên trong huyền tích các vị thánh. Mỗi đợt như vậy, bầu đoàn thê tử các chân đồng dắt díu nhau trình diễn không khác gì một đoàn làm phim chuyên nghiệp. Sau đó, các trích đoạn được đem về lồng ghép vào những trường đoạn phim quay toàn bộ vấn hầu của họ, những mong các DVD lên đồng sẽ tăng thêm phần hấp dẫn, bắt mắt. Xem ra trong xã hội thời nay, mối quan hệ cung cầu mang tính thương mại giữa thủ nhang đồng đền, cung văn và chân đồng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Thị trường các dịch vụ đi kèm cũng vận hành khá sôi động. Thôi thì đủ mọi hiện tượng tốt xấu phát sinh tha hồ nở rộ, được phản ánh rộng rãi trên khắp các mặt báo, như dịch vụ cho thuê quần áo hầu, thuê người hầu dâng, múa phụ họa, làm đồ mã, viết sớ, quay phim, chụp ảnh… Thời xưa, bắc ghế hầu thánh vốn là sinh hoạt tín ngưỡng chủ yếu giành cho giới tiểu thương hay những người giàu. Còn thời nay, như đã nói, trong phong trào phục hưng rầm rộ, thành phần các chân đồng ngày càng mở rộng với đủ mọi đối tượng thành phần gia nhập. Bởi vậy, những hiện tượng khuynh gia bại sản, tan cửa nát nhà… vì đua nhau hầu đồng là một hệ quả tất yếu, đã được phản ánh nhiều trên báo chí. Nhớ lại thời kỳ đầu thế kỷ 20, ở Hà Nội cũng có những chân đồng phải lần lượt bán sạch gia sản để lo việc hầu thánh. Câu chuyện khá bi thảm với việc chân đồng tự tử, kết thúc cuộc đời tín ngưỡng mê đắm. Ở đây, có người lý giải rằng chân đồng tìm đến cái chết do phá sản. Nhưng với trường tự kỷ của một tín đồ tâm linh cực đoan, cũng có người coi đó là sự “tự giải thoát” để về miền vĩnh hằng theo hầu Mẫu Tứ phủ! Nhưng dù bằng cách nào thì đó vẫn thực sự là một bài học đắt giá, đáng cho người đời nay phải suy ngẫm!

Với bản chất tín ngưỡng đa thần mang đậm tính thương mại, hệ thống các đền phủ thời nay đua nhau trùng tu, sửa sang đắp điếm, sơn son thiếp vàng, trang hoàng lộng lẫy.., cốt sao bắt mắt giới con nhang đệ tử cũng như thu hút khách thập phương về hành lễ. Có thể chính điều này phần nào khởi nguồn cho phong trào trùng tu bừa bãi, phô trương quá mức, đến độ thay đổi toàn bộ cảnh quan di tích, bất chấp Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh của Nhà nước. Điều đáng nói là ở các cơ sở tín ngưỡng Phật giáo, phong trào tân trang chùa chiền trong nhiều năm gần đây cũng trở nên xô bồ. Cái tâm lý to hơn, mới hơn, đẹp hơn, cầu kỳ hơn… của phong trào xây cất đắp điếm bên ngoài cũng lan cả vào nơi cửa thiền. Nào là những chùa cao tầng với những vật liệu mới lạ, đắt tiền, nào là tượng Phật lớn nhất, vườn tượng lớn nhất, bảo tháp cao nhất, những sư tử Tàu, sư tử Pháp, đèn đá Nhật Bản, đèn lồng đủ loại… thi nhau nở rộ khiến những nhà quản lý di tích trở nên bất lực. Những hiện tượng “diêm dúa hóa” di tích đó đã từng được phản ánh trên báo chí, và cũng từng gặp phải phản ứng quyết liệt của chính những chủ nhân nơi thờ tự. Đây thực sự được xem như một vấn nạn với giới bảo tồn văn hóa, như một thách thức mới mang tính… thời đại! Đáng chú ý, bên cạnh việc phối thờ Mẫu trong đình, chùa, ở chiều ngược lại, cũng có ngôi đình đã làm thêm những chỗ thờ Phật ngoài sân giời, cổng đình hay gốc đa đầu làng, bất chấp nghịch lý “Thánh hơn Phật”. Có lẽ ban quản lý mong muốn tạo được diện mạo hoành tráng tối đa với nhiều ban bệ đặt lễ hơn cho khách thập phương chăng? Âu đó cũng là sự biểu hiện bản chất hỗn dung tín ngưỡng nói chung của người Việt. Có điều thời nay, xem ra sự hỗn dung đã trở nên một “nồi lẩu tâm linh” pha trộn, phát sinh, biến tướng đủ mọi kiểu dạng, ngày càng đi theo chiều hướng không mấy tốt đẹp.

3-Đôi điều kiến giải…

Nhìn suốt chiều dài lịch sử, từ tín ngưỡng đa thần bản địa, người Việt dần chuyển sang đa nguyên tôn giáo tín ngưỡng. Sẽ thấy trong sự tích hợp đa tâm linh, truyền thống hỗn dung của người Việt được xem như một đặc điểm cơ bản. Ở đây, sự pha trộn đan xen có lẽ chủ yếu dựa trên nguyên tắc dung hợp thực dụng, bất luận các hệ thống giáo lý, triết thuyết, quan niệm của những tôn giáo, tín ngưỡng có mâu thuẫn với nhau như thế nào. Liệu truyền thống đó có phải sự biểu hiện một phần tính cách dân tộc Việt? Tạm thời, hãy coi đó là sự hồn nhiên tín ngưỡng người Việt. Một sự “hồn nhiên” tiếp nối từ truyền thống xưa của ông cha. Trải theo thời gian với quá trình hỗn dung tiếp biến, pha trộn và lai tạp, thế giới tín ngưỡng người Việt giờ đây đã trở nên như một mớ bòng bong hỗn độn, chằng chịt các mối quan hệ đầy mâu thuẫn giữa cõi dương gian và thế giới âm ty địa phủ…

Trong lịch sử loài người, nói chung tôn giáo tín ngưỡng trước hết là những sáng tạo tinh thần, xác định những hệ tư tưởng, đạo đức trong sự hình dung, tưởng tưởng về một thế giới siêu hình chi phối đời sống trần gian. Sẽ thấy bất cứ hình thái nào, vì là sáng tạo của con người nên tất chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh lịch sử- xã hội, không gian văn hóa và đặc biệt mặt bằng tri thức cộng đồng đã sinh ra nó. Ví như hệ thống “thiên đình- cõi trời” tưởng tượng mà tín ngưỡng người Việt “ngưỡng vọng” trên thực tế là sự mô phỏng nguyên mẫu bộ máy hành chính triều đình phong kiến, gắn bó hữu cơ với hệ tôn giáo du nhập từ Trung Quốc. Nói cách khác, đó cũng chính là sự giới hạn trí tưởng tượng của con người khi sáng tạo ra thế giới siêu hình nói chung. Ở thời kỳ khoa học chưa phát triển, mọi kiến giải về vũ trụ, về thế giới của các tôn giáo tín ngưỡng như cõi trời, thiên đình, thiên đàng, Tây phương cực lạc, cõi âm ty, địa phủ, địa ngục, hỏa ngục, thủy cung… đều tỏ ra “hợp lý” với niềm tin tâm linh duy ý chí. Những câu chuyện lịch sử về việc tòa án giáo hội Thiên chúa xử tử những nhà khoa học dám chứng minh ngược với học thuyết của mình là những ví dụ điển hình. Dường như khoa học càng phát triển bao nhiêu, mọi giá trị siêu hình cổ xưa sẽ càng bị triệt tiêu bấy nhiêu bởi sự lỗi thời của nó. Thời nay, khi khoa học đã xác định ngôi nhà chung loài người trong trái đất tròn xoay quanh mặt trời.., có lẽ các tôn giáo tín ngưỡng cũng buộc phải xét lại “vũ trụ quan, thế giới quan” của riêng mình, vốn ra đời trong trí tưởng tượng từ thời xa xưa.

Trong sự sáng tạo các thánh thần của thế giới siêu hình, không hiếm những trường hợp mà nhân vật thờ phụng trên thực tế vốn là những sáng tạo văn học, nhưng về sau được “hiển thánh hóa” trong sự lan tỏa của tâm thức dân gian. Chuyện biến hư thành thực, biến cái siêu hình thành hữu hình, âu đó cũng là bản chất của thế giới tâm linh nói chung. Ví dụ tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, trải theo thời gian, những Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới… trong tác phẩm rút cục đã được “hiện thực hóa” một phần trong đời sống tâm linh người Việt. Cụ thể, có những lưu phái đạo phù thủy ở miền Trung đã mặc nhiên đưa Tôn Ngộ Không trở thành một trong những vị thánh trên hệ thống điện thần của mình để thờ phụng. Ngày nay, không hiếm ngôi chùa Việt tiếp tục đưa những hình ảnh của Tây Du Ký vào các bức chạm khắc mới, như một sự tiếp tục thừa nhận “tính thiêng” các nhân vật của Ngô Thừa Ân. Thậm chí trong lần tổ chức dùng chuyên cơ rước “xá lị” Phật về Việt Nam, một vị đại đức đã chính thức tuyên bố rằng: “Đây quả là điều kỳ diệu, xưa Đường Tăng mất sáu năm để đến được đất Phật, nay các vị thực hiện điều đó chỉ trong vài giờ đồng hồ bằng cả một chuyến bay riêng”. Chưa biết những viên xá lị đó liệu có phải là đồ thật hay không nhưng câu chuyện đã phản ánh một niềm tin chân thành- sự tâm linh hóa những nhân vật văn học điển hình Trung Quốc. Đứng trên góc độ sáng tạo tâm linh, sẽ còn vô vàn những ví dụ phản ánh sự hồn nhiên của loài người trong việc xây dựng, bồi đắp hệ thống tôn giáo tín ngưỡng nói chung.

Một chuyện khác, nếu như ở Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc, Quan Thế Âm Bồ Tát được xác định là vị Phật bà thì ở Tây Tạng, ngài lại là… Phật ông, được tôn vinh như quốc tổ (cha đẻ) của người Tây Tạng. Cho đến ngày nay, nhiều cao tăng Tây Tạng vẫn được xem là hiện thân của Quán Thế Âm, trong đó có vị Gyalwang Drukpa vừa sang thăm Việt Nam năm 2011. Ở đây, không biết giới chư tăng Phật tử Việt Nam lúc chắp tay vái ngài Gyalwang Drukpa sẽ nghĩ gì so với việc hành lễ trước tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trong Tam bảo, ngoài sân chùa? Rồi không biết sự “hiện thân” của đức Phật (ông/bà) ở đây liệu có giống với sự hóa thân tưởng tượng kiểu các chân đồng Tứ phủ? Tham vấn một số tín đồ Phật tử, được giải thích rằng đức Quan Thế Âm Bồ Tát là một cái gì đó rất to lớn, có thể hóa thân thiên hình vạn trạng, không có gì mâu thuẫn(!) Có lẽ trong tín ngưỡng tôn giáo nói chung, niềm tin là một động lực mạnh mẽ đủ để biến hư thành thực, không thành có, phi lý thành có lý. Thế nên mọi sự đều có thể dễ dàng chấp nhận nếu như thuận với ý thức chủ quan của niềm tin tâm linh. Xin được nhắc lại, một thế giới ảo được “hiện thực hóa” bởi niềm tin hồn nhiên của con người vốn là căn cốt của tôn giáo tín ngưỡng. Ở đây, cuộc vật lộn giữa tin/không tin cùng cái tâm lý bán tín bán nghi dường như luôn đồng hành suốt chiều dài lịch sử loài người. Tôn giáo, tín ngưỡng dù có mâu thuẫn và đối kháng như thế nào nhưng vẫn song song tồn tại với đầy đủ vẻ hợp lý và bất hợp lý của chính nó. Anh tin điều anh chọn, tôi tin điều tôi biết, cuộc sống tự do tín ngưỡng cũng giống như nghệ thuật vậy, sao cũng được, miễn là thỏa mãn được nhu cầu thụ hưởng tinh thần. Tín ngưỡng tôn giáo suy cho cùng cũng giống như phong tục, mọi hành vi thường lặp lại như thói quen lâu đời, bất luận sự hợp lý đến đâu.

Từ bao đời nay, các giá trị tâm linh không chỉ mê hoặc người nghèo, mù chữ thất học mà còn xâm nhập mạnh mẽ các tầng lớp thượng lưu, tri thức, quan chức… Điều đó là một minh chứng về sức mạnh nghìn đời của tôn giáo, tín ngưỡng. Nhớ lại nhận định nổi tiếng của Các Mác coi tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Sẽ thấy ở góc độ tâm lý, tín ngưỡng tôn giáo rõ ràng đem lại một sức mạnh niềm tin lớn lao cho con người. Xét cho cùng, chỗ dựa tinh thần là một chân lý vững chắc đủ để các hình thái tín ngưỡng tôn giáo có thể trường tồn cùng với lịch sử nhân loại. Có thể nói, dù đối tượng của niềm tin là những giá trị ảo nhưng trên thực tế đã mang lại cho con người nhiều giá trị tinh thần không thể phủ nhận. Đó là chưa kể về bản chất, mỗi tôn giáo lớn trên thế giới đều có giá trị như một hệ triết thuyết, hệ đạo đức lớn, hướng con người tới một niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Sự xoa dịu nỗi đau trần thế, niềm tin vào sự trở che của đấng tối cao… rõ ràng tạo nên một tiềm thức dạng trường ám thị, kích thích con người gia tăng sức mạnh tinh thần. Từ đó có thể phát huy tối đa sức mạnh nội tại trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn ở một thế giới hỗn độn với biết bao sự bấp bênh, trắc trở. Điều này tỏ ra hợp lý khi nhận định xã hội càng bất ổn định bao nhiêu, con người lại gia tăng nhu cầu tâm linh tín ngưỡng bấy nhiêu. Bởi vậy, lịch sử tôn giáo tín ngưỡng mọi thời đại phần nào như tấm gương phản ánh tâm thế con người trong mọi thời đại. Thế sự thăng trầm lúc thịnh lúc suy, niềm tin con người dường như không thoát khỏi những ràng buộc tâm linh, vốn đã có từ ngàn xưa. Nó giống như một nỗi sợ hãi nguyên thủy trường tồn ám ảnh, khiến con người dễ mất khả năng tự tin, buộc phải tìm chỗ bấu víu ở tôn giáo tín ngưỡng.

Cũng cần phải thấy rằng, thuốc phiện có thể giảm đau, kích thích sự thăng hoa hứng khởi nhưng đồng thời nó cũng là chất gây nghiện không dễ gì từ bỏ khi đã đắm đuối trong trường ảo giác. Trong niềm tin tôn giáo tín ngưỡng, sự sùng bái những cá nhân thánh thần (hoặc con người được thần thánh hóa), suy tôn ngưỡng vọng những điều siêu thực, tưởng tượng… khiến con người dễ bị rơi vào tình trạng thái quá, cực đoan, duy ý chí với thế giới siêu hình. Theo đó, họ dễ bất chấp những quy luật tự nhiên hay xã hội, khó chấp nhận những ý kiến trái chiều mang tính phản biện, thường quy cho là sự báng bổ thánh thần. Hiểu điều đó, mới thông cảm được cho mọi hiện tượng bất bình thường ở đời sống tâm linh nói chung. Ở đây, khoảng cách giữa đức tin cao cả vào thế giới vô hình cũng như sự mê muội, cuồng tín ở những điều dị đoan không tưởng có lẽ cũng chỉ trong gang tấc, dễ bị đánh lận con đen. Đây chính là tính 2 mặt của tôn giáo tín ngưỡng nói chung, khiến cho nó trở nên rất dễ bị lợi dụng. Trong lịch sử, việc các thế lực tăng lữ mượn tôn giáo tín ngưỡng như một phương tiện để thỏa mãn lợi ích riêng, từ những tham vọng chính trị cho đến những dục vọng thấp hèn là điều đã được minh chứng. Điều này lý giải cho mọi sự xung đột tôn giáo, tàn sát đẫm máu lẫn nhau trên thế giới. Đáng chú ý, cuộc chiến không chỉ xảy ra giữa các tôn giáo với nhau mà còn ở cả nội bộ một tôn giáo, khi có sự chia tách thành các giáo phái khác nhau. Thử hỏi với bản chất cao đẹp của hệ đức tin, tại sao người ta có thể hành xử mâu thuẫn với chính giáo lý, đạo đức của tôn giáo mà họ phụng thờ? Tại sao có những kẻ tu hành lại có thể ngang nhiên buôn thần bán thánh để mưu cầu vật chất, trục lợi cá nhân hay thậm chí kích động nổi loạn gây hấn chính trị trong xã hội? Nếu hiểu được nhận định vĩ đại của Các Mác, sẽ không mấy khó khăn để tìm câu trả lời.

Vài kiến giải như vậy để có thể thấu hiểu thêm truyền thống hỗn dung tôn giáo tín ngưỡng của người Việt. Một mặt, sự tích hợp pha trộn, dung hòa tâm linh phần nào giảm thiểu những xung đột tôn giáo tín ngưỡng không đáng có. Mặt khác, sẽ thấy trong bản chất “thuốc phiện tinh thần”, “nồi lẩu” tôn giáo tín ngưỡng thời nay tựa hồ như một dạng “ma túy tổng hợp” bất công thức, in đậm tính thực dụng nguyên thủy từ ngàn xưa, tất sẽ gây nên những hệ lụy tương ứng. Hiện nay khắp nơi đua nhau phục dựng lễ hội, kể cả những hành vi mà đa số người thời nay khó chấp nhận. Ví như việc chém đứt đôi con lợn hiến sinh rồi tranh nhau bôi máu vào tiền, dẫm đạp tranh giành vật phẩm lộc thánh… hay những cổ tục cho phép, tôn vinh hành vi đả thương “mang tính thiêng” như sự đề cao “tinh thần thượng võ”, bất luận gây đổ máu… Trong Hội Gióng năm 2011, khi hành lễ đã có người bị chấn thương sọ não phải đưa đi cấp cứu. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu tước bỏ tục đả thương, hẳn những “chủ thể văn hóa” sẽ khó chấp nhận vì bị coi là… mất thiêng! Hiện nay, cái cảm giác kinh hoàng sẽ là điều không thể tránh khỏi khi quan sát toàn cảnh đời sống tâm linh tín ngưỡng mỗi mùa lễ hội. Đây là bài toán quá khó cho các nhà quản lý. Lâu nay chúng ta thường kêu gọi hãy trả lại các lễ hội về cho người dân- tức những chủ thể văn hóa. Thế nhưng cũng đến lúc cần xác định rõ, với hiện trạng “tín ngưỡng trí” như hiện nay, dù người dân địa phương hay chính quyền đứng ra tổ chức thì cũng đến vậy mà thôi. Chả nhẽ người dân tổ chức thì các lễ hội sẽ trở nên tốt đẹp, nhân văn và không còn hiện tượng tiêu cực nữa hay sao? Thật khó mà tin vào điều đó! Chưa kể đến việc khái niệm chủ thể văn hóa ở đây nhiều khi còn không phân biệt nổi. Như hành vi bày bán thịt chó giả nai… ngồn ngộn công khai ở chùa Hương, đó là ý đồ của chủ thể tín ngưỡng nơi cửa thiền hay là của người dân Hương Sơn? Cũng như việc thu tiền cúng sao giải hạn, bán phiếu công đức, bán sớ… cùng nhiều dịch vụ tâm linh khác ở các ngôi chùa lớn, liệu có phải do chính quyền địa phương quy định hay là chủ đích của những nhà sư trụ trì? Vấn đề này bàn đến nhạy cảm lắm bởi sự đòi hỏi một cuộc chấn hưng có tính toàn bộ ở hệ thống các cơ sở tín ngưỡng công cộng. Về mặt quản lý nhà nước, có khá nhiều việc nan giải để lập lại công bằng xã hội. Ví như việc kiểm soát các nguồn thu siêu lợi nhuận ở các cơ sở tín ngưỡng như chùa chiền, đền phủ cũng như việc xử lý nguồn thu nhập cá nhân của các loại thủ nhang, thầy cúng, thầy bói, thầy phù thủy, thầy địa lý, cô hồn, đồng cốt… Đây là bài toán mà chắc hẳn các nhà quản lý còn phải “bó tay” lâu dài. Bởi có một thời chúng ta đã cấm mà không xong. Nhưng giờ đây nếu quy hoạch, đánh thuế thu nhập thì có nghĩa Nhà nước mặc nhiên công nhận buôn thần bán thánh cùng các dịch vụ tâm linh như một ngành nghề chính thức trong danh mục. Còn nếu không kiểm soát nổi, coi như chúng ta tiếp tục chấp nhận thả nổi hàng loạt nghề thu nhập bất hợp pháp, làm giàu trên sự mê hoặc, lợi dụng niềm tin, thuộc tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân. Xem ra, trước mắt cần nhanh chóng xây dựng một chương trình giáo dục văn hóa tâm linh có hệ thống trên các phương tiện truyền thông với sự góp mặt của các nhà chuyên môn, mới mong tìm được lối thoát!

4-Vĩ thanh…

Thay cho lời kết, xin thuật lại những gì mà học giả Phan Kế Bính đã mô tả về đời sống tâm linh người Việt giai đoạn cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20 trong tác phẩm Việt Nam phong tục. Bàn về đời sống tín ngưỡng nơi cửa thiền, ông viết “Hiện bây giờ Phật giáo ở nước ta cũng đã suy. Tuy lưu truyền đã lâu, làng nào cũng có chùa thờ Phật, dân gian vẫn còn cúng bái sùng phụng, nhưng chẳng qua là bọn ngu phu, ngu phụ theo thói quen mà cúng vái chớ kỳ thật không mấy người là mộ đạo. Trừ ra mấy kẻ bực đời đi tu, còn phần nhiều là bọn ăn bơ làm biếng, trốn chúa lộn chồng, mượn cửa Bồ đề mà nương thân. Còn bọn hạ lưu xã hội, mê tín sự báo ứng, thì toàn là bọn ngu xuẩn, thấy na-mô thì cũng na-mô, thấy sám hối thì cũng sám hối, còn hiểu gì là đạo Như Lai nữa. Huống chi lại còn nhiều kẻ tính tình rất hung bạo mà cũng mượn cửa thiền để làm nơi trú ẩn. Tiếng là đi tu, mình mặc áo cà sa, đầu đội nón tu lư, tay lần tràng hạt, mặt giả dạng từ bi, mà bụng dạ thì như rắn rết, nào rượu ngon, nào gái đẹp, nào thịt chó hầm hoa sen, nào thịt lợn viên nhỏ làm thuốc đau bụng, nào quần áo xà ích. Na mô một bồ dao găm, hổ mang hổ lửa, sự ấy mới lại ghê gớm nữa”[1]. Mô tả hội các vãi già (Hội chư bà), vốn là những Phật tử gắn bó thường nhật với mọi ngôi chùa, Phan Kế Bính đã chua xót than rằng “các vãi có khi kính nhà sư hơn cha mẹ sinh ra”[2], “động nói là nam mô, động đi đâu là lạy chín phương trời, mười phương chư Phật. Có người già cả yếu đuối cũng cố bò lê đến cửa chùa khấn la khấn liệt, lạy lấy lạy để, ấy thực là một điều mê tín của đàn bà ta, mà không ích gì cho đến mình cả… Song điều đó chẳng nên trách gì các bà già, chỉ vì nữ giới nước ta không có học thức mà thôi, mà đàn bà không có học thức, cũng bởi cách giáo dục chưa rộng vậy”[3]. Về bói toán, ông nhận định “nước ta tin việc quỷ thần, cho nên cũng theo cách Tàu mà chuộng việc bói toán”[4]. Với các lực lượng thầy cúng, phù thủy Đạo giáo, Phan Kế Bính không ngần ngại khẳng định “bọn này thì cũng chẳng qua theo thể thức cũ, bùa bèn ấn quyết, trừ ma trừ quỷ, dùng cách ấy để làm nghề kiếm ăn trong vòng hạ lưu xã hội, chớ kỳ thực thì không biết tôn chỉ Đạo giáo là gì…”[5]. Về đạo phủ thủy dân tộc, Phan Kế Bính nhận định “phù thủy là một thuật huyền ảo, xưa nay không có ích gì cho việc đời… Còn như các thầy phù thủy chẳng qua mượn tiếng thần thánh, làm bộ tay ấn tay quyết, trừ quỷ trừ ma, lừa kẻ ngu đần để làm nghề kiếm ăn”[6]. Riêng với các thanh đồng chuyên sát quỷ trừ tà chữa bệnh, ông cho rằng “trừ tà chữa bệnh là một việc rất vô lý, chẳng qua là kẻ ngu xuẩn bày đặt ra mối dị đoan, mà lừa dối những bọn vô tri vô thức, để làm nghề kiếm ăn mà thôi”[7]. Khái quát toàn bộ sinh hoạt đồng cốt phù thủy, ông kết luận “Than ôi, đạo phù thủy cùng là đạo đồng cốt còn thịnh hành ngày nào thì dân trí còn ngu xuẩn ngày ấy. Bao giờ trong nước tuyệt hẳn được cái mối ấy thì mới có cơ khôn ngoan cả được”[8]. Một thế kỷ đã trôi qua, song bức tranh toàn cảnh đó hẳn đáng để người đời nay so sánh, chiêm nghiệm và suy ngẫm lắm!

Bùi Trọng Hiền

[1] Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Tp.Hồ Chí Minh, 1997, tr.173.

[2] Phan Kế Bính, sđd, tr.143.

[3] Phan Kế Bính, sđd, tr.144.

[4] Phan Kế Bính, sđd, tr.219.

[5] Phan Kế Bính, sđd, tr.174.

[6] Phan Kế Bính, sđd, tr.234.

[7] Phan Kế Bính, sđd, tr.236.

[8] Phan Kế Bính, sđd, tr.241.

LAN MAN VỀ TRUYỀN THỐNG HỖN DUNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT (1)

http://www.facebook.com/#!/notes/b%C3%B9i-tr%E1%BB%8Dng-hi%E1%BB%81n/lan-man-v%E1%BB%81-truy%E1%BB%81n-th%E1%BB%91ng-h%E1%BB%97n-dung-t%C3%ADn-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-1/10151011738603800

(Đã đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số tháng 5-6-7/2012 -Bản gốc)

1-Xưa…

Từ thời xưa, tục thờ thần, thờ thánh của người Việt đã thể hiện rõ bản chất tín ngưỡng đa thần bản địa. Trong lịch sử, ông cha ta đã bảo lưu rất nhiều hình thái tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Sẽ thấy sự hiện diện của những hình thái sơ khai từ thời nguyên thủy như tín ngưỡng vạn vật hữu linh, các tín ngưỡng thờ sinh thực khí với hành vi giao phối, các tín ngưỡng thờ thần thiên nhiên như Tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp), tín ngưỡng Tứ phủ, tín ngưỡng thờ động vật, thờ nhân thần, thờ cúng tổ tiên… Với hệ thống nhân thần, trong tín ngưỡng người Việt, những nhân vật được thờ phụng thường là các vị anh hùng có công với nước, giúp dân khai hoang lập ấp, hay những nhân vật có công dựng nghề khởi nghiệp. Bên cạnh đó, các vị thần nhiều khi cũng chỉ là những nhân vật hết sức bình thường, thậm chí tầm thường như một người chết bất đắc kỳ tử, một tay ăn trộm, tướng cướp hay kẻ ăn mày, người hót phân… Những nhân thần dạng này hầu hết giống nhau ở chỗ đều… chết vào “giờ thiêng” nên linh ứng với cộng đồng, khiến cho người dân khiếp sợ mà lập đền thờ phụng. Về sau, người Việt du nhập thêm những tôn giáo bên ngoài như Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo.., bên cạnh đó, cũng tiếp tục sáng tạo thêm những tôn giáo mới dựa trên sự dung hợp hay cải biên các tôn giáo du nhập như đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo… Với những tín ngưỡng dân gian bản địa, hành vi cúng lễ bao giờ cũng mang tính thực dụng cao. Người ta cúng cho thần thánh con trâu, con lợn, con gà, vật phẩm này nọ… có nghĩa mong muốn đấng siêu nhiên phải phù trợ cho cộng đồng mùa màng bội thu, tài lộc may mắn… Động cơ vụ lợi của con người trong tín ngưỡng có lẽ cần được xem là đặc điểm “xưa như trái đất”. Chính vì thế, bản thân nhiều tôn giáo ngoại nhập cũng dần dà được người Việt bản địa hóa với sự đan xen pha trộn đủ loại, đủ mầu sắc khác nhau, bất kể bản chất những tín ngưỡng tôn giáo có mâu thuẫn với nhau như thế nào.

Nhìn chung, người Việt quan niệm rằng, con người sau khi chết đi sẽ tồn tại mãi mãi với sự hiện diện của linh hồn bất diệt thông qua hệ thống mồ mả chứa đựng di hài, xương cốt. Với quan niệm đó, tục thờ cúng tổ tiên ông bà cùng việc chăm sóc mộ phần được xem như một tín ngưỡng mang tính bản địa, thể hiện lòng tôn kính với người đã khuất, đạo lý uống nước nhớ nguồn. Ở đây, thế giới linh hồn người chết luôn hiện hữu song hành với thế giới người sống, có thể tác động gián tiếp hoặc trực tiếp lên mỗi thân phận đời người. Điều đó có nghĩa các thế lực linh hồn có thể phù trợ hoặc gây hại với con người trần thế. Khái niệm “mồ yên mả đẹp” là một trong những biểu hiện quan trọng, thể hiện mối quan hệ qua lại tốt đẹp giữa trần gian và cõi âm. Bởi vậy, người ta cho rằng mọi tác động của thế lực các linh hồn như thế nào sẽ tùy thuộc vào phép tắc cúng bái, ứng xử của người còn sống.

Song song với việc thờ cúng tổ tiên ông bà, tục thờ âm hồn nói chung còn biểu hiện rõ ở việc người ta có thể lập những ngôi miếu nhỏ để thờ những người chết bất đắc kỳ tử nơi đầu đường xó chợ. Với niềm tin bất kỳ vong hồn nào cũng có thể tác động lên thế giới thực tại, nhiều địa phương miền Trung còn có tục cúng vong trước cửa nhà mỗi tháng đôi lần vào tối mười tư và ba mươi Âm lịch. Xem ra bất cứ ai chết đi cũng đều có sức mạnh siêu nhiên gây ảnh hưởng đến bất kể người nào còn sống trên khắp thế gian. Hẳn điều này lý giải tại sao người Việt có thể thờ một tay kẻ cướp, một gã ăn trộm, một người ăn mày… làm thành hoàng làng bảo trợ cho cộng đồng làng xã. Như đã nói, tất cả các “thánh nhân” đó hầu hết đều giống nhau ở chỗ chết gặp giờ thiêng, nên được xem như hiển linh, có thể gây họa hoặc ban phúc lộc cho cộng đồng sở tại. Ở nhiều nơi, trải theo thời gian, việc thờ những “nhân thần” như vậy có lẽ không lấy gì làm hãnh diện cho lắm nên một mặt người ta đã phối thờ thêm những vị thánh mới oai phong hơn, thường là những nhân vật lịch sử có công với nước, một mặt người ta đã ngụy tạo thần tích, tức không ngại “sáng tạo sự tích” để “oai phong hóa” vị thần được thờ phụng. Đây là chuyện dở khóc dở cười của nhiều nhà nghiên cứu khi cố gắng tiếp cận ngọn nguồn tín ngưỡng dân gian nơi đình, đền làng Việt. Sẽ không thấy làm lạ khi ngày nay có rất nhiều vị thần được gán cho thời đại vua Hùng. Theo những nguồn tin không chính thức, việc “chạy thần tích” đã xảy ra từ thời Pháp thuộc. Khi Viện Viễn Đông Bác Cổ tiến hành rà soát thống kê sưu tầm các thần tích tín ngưỡng người Việt, có những quan lại địa phương đã gửi lên Hà Nội những bản thần tích mới được “sáng tạo”, cốt sao tôn vinh được danh tính vị thành hoàng làng sở tại. Thế nên hiện tượng thật giả lẫn lộn là cái mà người thời nay mặc nhiên phải tiếp nhận thờ phụng.

Trong hệ triết thuyết của mình, Phật giáo quan niệm sự sống là một chu kỳ quay vòng theo đơn vị kiếp (một đời sinh/tử). Mọi thân phận sướng/khổ của con người trần thế đều là hệ quả của nguyên nhân tương ứng, gọi là gieo nhân nào thì mọc quả nấy. NHÂN có thể từ kiếp trước hoặc kiếp hiện tại. QUẢ nếu không lĩnh đủ ngay trong đời thì sẽ báo ứng vào kiếp sau. Theo giáo lý nhà Phật, con người sau khi chết sẽ được Thập điện Diêm Vương (do Địa tạng Vương Bồ tát cai quản) xét xử công/tội trong vòng 7 tuần ứng với 7 cửa ngục. Thế nên mới có tục cúng 49 ngày, đưa vong lên chùa để sư sãi cầu cho linh hồn siêu thoát. Trên quan niệm luân hồi- nhân quả, tới kỳ 49 ngày, đại thể các linh hồn sẽ thuộc quyền quản lý của những quan Diêm vương. Họ sẽ soi xét công minh mọi điều lớn nhỏ mà người ta đã “tạo nghiệp” lúc sinh thời để quyết định sự đầu thai như thế nào, làm người sướng/ khổ, làm súc sinh, hoặc giả đầy xuống địa ngục chịu những hình phạt nặng nề. Với thuyết luân hồi- nhân quả, rõ ràng Phật giáo chỉ ra tính chu kỳ vô hạn của sự tồn tại. Sự bất diệt xem ra chỉ có thể giành cho những ai có chân tu truyền kiếp, sẽ được siêu thoát khỏi vòng luân hồi để lên cõi Niết bàn. Phần còn lại, cứ xét công/tội mà quay vòng. Từ đó, sẽ thấy theo giáo lý Phật pháp, chẳng thể có linh hồn nào mà thoát được phiên tòa đại hình của Thập điện Diêm Vương. Đây chính là điểm mâu thuẫn cơ bản giữa quan niệm Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vong hồn của người Việt, không thể lý giải dung hòa. Giả sử ông bà, cha mẹ… mất đi, nếu theo quan niệm Phật giáo, mọi linh hồn tất phải chuyển vận theo vòng luân hồi, kiếp này sang kiếp khác. Mọi công/tội, thiện/ác, tốt/xấu, hay/dở của từng cá thể tất dẫn đến việc linh hồn đó sẽ biến đổi sang kiếp sau như thế nào… Đứng trên giáo lý nhà Phật, với quyền năng Phật pháp vô biên, các quan Thập điện Diêm Vương hẳn sẽ không thể bỏ sót một linh hồn nào(?). Theo đó, sự tồn tại của hệ thống mồ mả người chết trên cõi dương gian sẽ chỉ có giá trị cát bụi đúng nghĩa. Và, sẽ chẳng có sự hiện diện vĩnh hằng của hệ thống người chết, có nghĩa cũng chẳng có tổ tiên ông bà hay vong hồn nào có thể tồn tại song hành mà phù hộ hay giáng họa cho người còn sống. Ở đây, dù có sự mâu thuẫn rõ ràng đến vậy, nhưng trải qua nghìn đời từ khi dung nạp Phật giáo vào đời sống tín ngưỡng xã hội, người Việt vẫn duy trì song song cả 2 hệ tư tưởng nhân sinh quan, để rồi đan xen, trộn lẫn thành một tập hợp mang tín hỗn dung tín ngưỡng, in đậm sắc thái hồn nhiên bao đời.

Trong sự dung hợp đó, từ ngàn xưa, giới thầy cúng trong dân gian đã có mối quan hệ mật thiết với các chư tăng nơi cửa thiền. Họ cùng nhau làm chủ những khoa cúng bao chứa hệ thống âm nhạc nghi lễ đặc sắc của Phật giáo. Đó là các Khoa cúng Mông Sơn (còn gọi Mông Sơn thí thực hay Đàn chẩn tế), Khoa cúng tiếp linh, Khoa cúng triệu linh, Khoa cúng chúc thực, Khoa phát tấu, Khoa cúng đàn kết (còn gọi Giải oan cắt kết)… Những khoa cúng này đều có mục đích chung là cầu siêu cho các linh hồn được giải thoát, nhân sự gia chủ được bình an. Điều đó có nghĩa các lễ thức được sáng tạo nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Phật giáo với đời sống tâm linh trong dân gian, mà cụ thể là các nghi thức tang ma, vong hồn, mồ mả… Có giả thuyết cho rằng, lễ cầu siêu bắt nguồn từ các tông phái Phật giáo chịu ảnh hưởng của Đạo giáo và văn hóa Trung Quốc. Còn ở Việt Nam, tương truyền, một trong những người có công lớn góp phần xây dựng các khoa cúng nói trên chính là thiền sư Huyền Quang (1254-1334)- Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Ở góc độ nghệ thuật, các khoa cúng chính là nơi hội tụ toàn bộ các giá trị tinh hoa của ca- múa- nhạc Phật giáo Việt Nam. Với hệ kỹ thuật cũng như phương pháp xây dựng âm điệu ở trình độ cao, âm nhạc Phật giáo được xem như sánh vai cùng các thể loại chuyên nghiệp trong nền âm nhạc cổ truyền dân tộc. Ở đây, mọi giá trị được lưu truyền ở các lò đào tạo mang tính chuyên nghiệp thầy/trò, với mối quan hệ phối hợp, chuyển giao qua lại giữa những chư tăng cùng các thầy cúng ngoài dân gian. Có nghĩa, khi nhà chùa để thất truyền lối giọng thì phải cử các nhà sư trẻ ra ngoài học thầy cúng và ngược lại, các thầy cúng cũng có thể tìm đến chùa để trao dồi thêm tài năng, ngón nghề của mình.

Bên cạnh Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo cũng được người Việt dung nạp song hành cùng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng nhiều tín ngưỡng bản địa khác. Có điều, tùy theo quan niệm mà Phật hay Thánh sẽ đứng ở vị trí trung tâm trong tư duy tín ngưỡng. Với ông thầy cúng, thầy phù thủy thì dù thế nào, Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng Tam Thánh… tất sẽ đứng ở vị trí chính thần gây ảnh hưởng mạnh nhất. Với những con nhang đệ tử Tứ phủ, chính thần lại là hệ thống các Mẫu, Quan, Chầu, Hoàng… Còn với những dân đen, tùy vào từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống, họ sẽ trở nên “linh hoạt” khôn cùng để lựa chọn hình thức phù hợp giải quyết nhu cầu niềm tin tín ngưỡng với cõi vô hình. Khi thì tìm đến bàn thờ, mồ mả tổ tiên ông bà hay đơn giản những linh hồn thiêng nào đó làm chỗ dựa tâm linh, khi họ lại cầu khẩn sự giúp đỡ nơi cửa đền, cửa điện nương nhờ thánh, thần, hay mẫu, lúc họ lại tới chùa nương nhờ sự chở che của Phật pháp chính hiệu… Điều này có lẽ biểu hiện rõ nhất ở hình ảnh tam giáo đồng nguyên, có từ cách đây tới 1000 năm lịch sử.

Từ cuối thế kỷ 17, sau khi bén rễ, Thiên chúa giáo đã nhanh chóng phát triển và lan tỏa khắp Việt Nam. Với giáo lý riêng có thể rút gọn trong 2 điều răn cơ bản (1-Kính chúa trên hết mọi sự, 2-Yêu người như yêu chính mình), tôn giáo này xác định đời người chỉ có một kiếp. Đức tin đó răn dạy con người phải sống sao cho tốt vì sẽ không có cơ hội thứ hai. Cũng tương tự như thuyết nhân- quả, Thiên chúa giáo quan niệm rằng sau khi con người chết đi, người tốt thì sẽ lên thiên đàng do Chúa cai quản, kẻ chưa sạch tội thì xuống địa ngục chờ ngày phán xét cuối cùng… Người chết thuộc về một thế giới khác biệt, không thể đón nhận hay thụ hưởng bất cứ điều gì từ người đang sống và ngược lại, cũng không thể ban phúc hay giáng họa nơi trần gian. Với đức tin đó, không tồn tại thế giới linh hồn vất vưởng tự do tự tại hoành hành thế giới loài người. Những niềm tin kiểu dạng thờ ma quỷ, ác thần, vong hồn… được xem như sự phỉ báng nhà thờ thiên chúa, và ở một chừng mực nào đó được xác định là tà giáo. Với nguyên tắc thờ phụng duy nhất Chúa, những người theo thiên chúa Giáo tất nhiên từ bỏ tục thờ cúng tổ tiên. Nhưng dần dà về sau, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ 20 trở lại đây, tục thờ cúng tổ tiên đã hiện diện trở lại ở một số cộng đồng công giáo người Việt với những quan niệm dung hợp mang tính chấp nhận hòa giải. Những giáo dân giữ tục thờ cúng tổ tiên với quan niệm mới, rằng linh hồn người thân sẽ được hưởng lợi phần nào từ việc cầu xin của người còn sống, những mong được Thiên chúa giảm/ xóa tội mà thoát khỏi vòng địa ngục trong ngày phán xét cuối cùng. Nhiều năm gần đây, ở một số địa phương, nhiều giáo dân Thiên chúa cũng đã tham dự các lễ thức ở hệ thống đền phủ thờ Mẫu, thành hoàng làng một cách không chính thức. Ở chiều ngược lại, những người ngoại đạo Thiên chúa cũng dễ dàng chấp nhận hòa đồng kỷ niệm ngày Chúa giáng sinh như một phần nghi thức trong năm của mình, sẵn lòng hòa lẫn với các giáo dân dự lễ trong các nhà thờ Thiên chúa.

Ở đất phương Nam, từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, sự ra đời của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo… một lần nữa chứng minh mạnh mẽ tư tưởng hỗn dung tôn giáo tín ngưỡng của người Việt. Nhìn chung các tôn giáo mới sáng lập đều dựa trên nguyên tắc cải biên những tôn giáo lớn trong sự kết hợp với hệ tín ngưỡng bản địa, đặc biệt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc. Trong đó, đạo Cao Đài được xem như một sự tích hợp lớn nhất, bao gồm nhiều tôn giáo tín ngưỡng Đông -Tây, kim- cổ kết hợp như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, thông linh học Tây phương… trong một chủ thuyết hợp nhất tâm linh kiểu dung hòa toàn bộ. Thế nên sẽ không thấy lạ khi gặp một tín đồ tôn giáo nào đó ở Nam Bộ vừa chắp tay- “A Di Đà Phật” rồi tiếp tục làm dấu thánh- “A Men”!

Ở đây, nếu xét trên cái nhìn toàn cảnh, nói chung trong sự dung hợp tôn giáo ngoại lai với tín ngưỡng bản địa, thông thường người Việt chấp nhận đặt ngôi vị chư Phật lên vị trí cao nhất. Rất phổ biến thứ tự Phật- Thánh trong điện thần tâm thức tín ngưỡng. Ngay trong tín ngưỡng Tứ phủ, ngôi vị Phật Thích Ca cùng chư Phật mười phương, Phật Bà Quan Âm, Vua Đế Thích cùng các Bồ tát cũng đứng ở vị trí hàng đầu, thứ đến là Ngọc Hoàng thượng đế cùng các vị trí chủ chốt của điện thần Đạo giáo như Ngũ Nhạc Thần Vương, Nam Tào Bắc Đẩu, Nhị Thập Bát Tú.., dưới đó mới là hệ thống chính thần Tứ phủ. Với tư duy như vậy, người Việt đến cửa thiền dường như để thêm vào một chỗ nương náu, một nơi chốn chở che niềm tin tín ngưỡng, nhằm phù trợ cho cuộc sống nhọc nhằn, đầy rẫy khó khăn, tai ương trần thế. Bởi vậy, dễ hiểu vì sao người ta cũng đưa các vị thần, thánh dân tộc vào phối thờ trong chùa ở vị trí thứ yếu với kiểu “tiền Phật hậu thần” và “tiền Phật hậu Mẫu”.

Như vậy, trong lịch sử, một mặt người Việt chấp nhận quy thuận/ dung hợp các tôn giáo ngoại lai (đáng kể nhất là Phật giáo) nhưng một mặt bảo lưu nguyên trạng quan niệm thờ cúng tổ tiên, vong hồn trong sự chấp nhận chi phối của chư Phật, thánh thần. Bằng chứng hiển nhiên là khi ai đó qua đời, người thân vẫn phải tuân thủ việc cúng giỗ khởi điểm theo kỳ chung thất (49 ngày), đưa vong lên chùa để nhà sư tụng kinh niệm Phật cầu cho linh hồn được siêu thoát. Đây cũng có thể ví như một quan niệm “trần sao âm vậy”. Khi còn sống, dù con người có tốt/xấu như thế nào nhưng khi chết đi, mấy ai dám tự tin rằng mình vô tội. Việc nương nhờ Phật pháp thông qua thiết chế chùa chiền, sư sãi với các lễ thức cúng bái, tụng kinh, đọc chú…, đàn lễ vật phẩm lớn bé… được xem như một sự cầu xin, ít nhiều mang tính chất “chạy án” trong tâm tưởng. Qua đó, người còn sống ngõ hầu hy vọng người chết được siêu thoát- có nghĩa linh hồn được đầu thai sang kiếp khác sướng hơn mà không bị đày xuống cõi địa ngục âm ty… Điều này lý giải cho sự ra đời các khoa cúng cầu siêu của nhà chùa trong sự kết hợp với thầy cúng dân gian. Như đã nói, đây là biểu hiện sống động xu hướng bản địa hóa Phật giáo theo nhu cầu tâm linh tín ngưỡng vong hồn, mồ mả… của người Việt. Mới hiểu tại sao các khoa cúng cầu siêu lại hội tụ mọi giá trị tinh hoa ca- múa- nhạc của Phật giáo. Cùng với hệ thống kinh kệ, bùa chú.., chính sức cuốn hút của nghệ thuật ở đây đã có tác dụng mạnh mẽ trong sự phủ dụ, xoa dịu nỗi đau cũng như tạo niềm tin lớn lao với thế giới người còn sống. Đó là một hệ quả tất yếu của quá trình sáng tạo, tiếp biến trong mối quan hệ cung cầu tâm linh.

Thế nhưng, dù nương nhờ Phật pháp như vậy nhưng rút cục, người chết vẫn được lập mộ với quan niệm cõi âm vĩnh hằng có từ thời nguyên thủy. Tổ tiên thờ cúng vẫn được xem như một thế lực vô hình, có lúc tựa hồ thần thánh, sẽ tác động trực tiếp tới cuộc sống trần gian. Trong sự hỗn dung tín ngưỡng, bên cạnh Phật giáo, người ta còn cậy nhờ vai trò trung gian của Đạo giáo… cùng thuật phong thủy, bói toán… với vai trò hành lễ của các nhà sư, thầy cúng, thầy bói, thầy phù thủy, cô hồn.., ngõ hầu tác động tới thế giới tổ tiên. Xem ra đó là những mối quan hệ tưởng tượng nhằng nhịt và chồng chéo. Mới hiểu tại sao người Việt vừa đi lễ chùa cầu Phật, vừa đi lễ đền, đình, phủ, miếu cầu thánh thần, vừa cầu cúng tổ tiên ông bà nói riêng hay hệ thống những âm hồn nói chung. Điều đó có nghĩa niềm tin cổ xưa về thế giới vong hồn vĩnh hằng rút cục đã “bất chấp” thuyết luân hồi- nhân quả. Có thể nói, sự hỗn dung tín ngưỡng đầy mâu thuẫn đó tồn tại từ hàng nghìn đời nay, một mặt thể hiện dấu vết hồn nhiên mang đậm tính thực dụng nguyên thủy, nhưng mặt khác cũng thể hiện sự yếu đuối, hoặc giả dễ dãi với nhân sinh quan, vũ trụ quan trong tâm thức xã hội Việt. Điều này thể hiện rõ ở cái tâm lý “bán tín bán nghi” kiểu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vốn rất phổ biến trong dân gian bao đời.

Trong cộng đồng làng xã Việt Nam, họ tộc vốn được xem như một bộ phận cấu thành cơ bản. Ở góc độ tâm lý, sẽ thấy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tiền đề chi phối mạnh mẽ quan hệ gia đình, dòng tộc và kết cấu xã hội người Việt. Đặc biệt từ khi chịu ảnh hưởng của hệ tử tưởng Nho giáo vốn được xem là “trọng nam khinh nữ”, việc sinh con trai trở nên quan trọng hơn bao giờ. Ở đây, người ta quan niệm rằng chỉ có người con trai mới được coi là “nối dõi tông đường” với nghĩa vụ “ôm bàn thờ”, coi sóc việc cúng bái ông bà, phần mộ tổ tiên. Từ ngàn xưa, khái niệm suất đinh trong mỗi họ tộc chính là để chỉ số lượng người con trai, quyết định xem dòng họ lớn/ bé như thế nào. Dòng họ nào cũng có nhà thờ tổ, tựa như một ngôi đền thờ riêng, do các trai đinh coi sóc. Từ đó, trải qua bao đời, sẽ thấy việc sinh con trai luôn trở thành một vấn đề tối quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt. Biết bao điều ngang trái đã nảy sinh từ hệ ý thức này. Với điều tiếng xã hội, nhà nào không đẻ được con trai, kể như là tiệt giống! Việc cố sống cố chết đẻ bằng được cái “thằng cò” nỗi dõi tông đường hiển nhiên đè nặng lên vai người phụ nữ Việt từ bao đời nay. Trong kết cấu dòng họ, việc coi trọng con trai hơn con gái còn sinh ra nhiều hệ lụy khác. Ví như việc họ nội bao giờ cũng được coi trọng hơn họ ngoại, cái thế “nhất bên trọng, nhất bên khinh” là điều thực tế dù không ai muốn nói ra. Đáng chú ý hơn, có có những vùng quê, những người con gái trong gia đình còn không được phép mang họ bố. Thay vào đó, họ buộc phải lấy tên đệm của cha mình làm họ riêng cho tên gọi. Trong xã hội thời nay, điều này đã gây không biết bao nhiêu khó khăn cho thủ tục giấy tờ trên đường đời của những người con gái đó. Và mặc nhiên, họ chẳng có quyền thừa kế tài sản của gia đình, kể cả với pháp luật hiện hành.

2-Và nay…

Từ sau thời kỳ đổi mới năm 1986, đời sống tâm linh tín ngưỡng trong xã hội nói chung được cởi mở, tự do hơn so với thời kỳ bao cấp XHCN. Theo đà thời gian, bộ mặt tín ngưỡng hỗn dung của người Việt lại được dịp phục hưng với đủ mọi sắc thái đa diện, xem ra còn phức tạp, hỗn loạn hơn cả thời kỳ phong kiến trước CM tháng 8. Hơn 10 năm trở lại đây, cùng với phong trào phục dựng những giá trị di sản văn hóa dân tộc, các lễ hội tín ngưỡng ở nhiều địa phương trong cả nước cũng dần được khôi phục. Thế nhưng điều đáng nói, trong xã hội hiện đại, đã bắt đầu nảy sinh những hiện tượng biến tướng ở nhiều hình thái tín ngưỡng. Trong đó có những vấn đề ngày càng trở nên bức xúc, được phản ánh nhiều trên công luận, như hiện tượng kinh doanh các dịch vụ tâm linh ở những cơ sở tín ngưỡng là ví dụ điển hình. Ở đây, trong xu thế phát triển văn hóa nói chung, việc biến các lễ hội thành sản phẩm du lịch trở nên một nhu cầu thiết yếu. Bởi thế việc cố gắng tận thu tiền bạc của du khách 4 phương là một hệ quả không thể khác. Đời sống càng khó khăn, động cơ thương mại càng được đẩy cao hơn bao giờ. Có những nơi, khi mở hòm công đức mỗi năm cũng đếm được cả hơn chục tỉ đồng mỗi hòm. Ở Hà Nội dịp đầu Xuân, nhiều ngôi chùa cũng công khai thu phí cúng sao giải hạn, dao động từ vài trăm nghìn đến cả tiền triệu mỗi suất cúng. Nhiều đàn cúng giải oan, cầu siêu… có giá cả dao động từ vài chục đến hằng trăm triệu đồng tiền thuê khoán sư sãi, thầy cúng… Có thể thấy, nguồn thu từ các hoạt động tâm linh tín ngưỡng quả là siêu lợi nhuận. Xã hội càng tín ngưỡng, càng mê đắm bao nhiêu, các đình, chùa, đền, miếu… càng có nguồn lợi lớn bấy nhiêu. Chính vì vậy ở nhiều nơi, quyền cai quản cơ sở tín ngưỡng đã được chính quyền tổ chức đấu thầu hệt như một đầu mục thương mại địa phương. Tùy vào tiếng tăm linh thiêng của những ngôi đền mà người ta sẽ quyết định mức giá. Có những nơi sau khi thắng thầu, thủ nhang đồng đền phải nộp vào ngân sách địa phương hàng tỉ bạc mỗi năm.

Nhiều năm qua, báo chí cùng các phương tiện truyền thông liên tục phản ánh mọi thực trạng đáng quan ngại, được xem như hệ lụy của phong trào đua chen tín ngưỡng với nhiều vấn nạn nhức nhối. Ở đây, hệ thống quản lý Nhà nước dường như phải mở cuộc chạy đua với đời sống tín ngưỡng trong xã hội mới. Cấm/ cho phép/ cấm… luôn là quá trình vận động vá víu, đối phó với thực tiễn từ nhiều chục năm nay của các nhà quản lý. Chuyện “bắt cóc bỏ đĩa” là thực trạng thường thấy. Trên thực tế, việc đòi hỏi khâu tổ chức lễ hội trở nên quy củ, an toàn lành mạnh và trong sáng dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Thứ nhất, xưa các lễ hội chủ yếu chỉ quy tụ dân cư thu hẹp trong từng vùng. Nay với sự quảng bá hấp dẫn của truyền thông, số lượng người hành lễ, chơi hội đổ về luôn quả tải trên mọi địa bàn. Do vậy, việc khống chế, kiểm soát lượng người trong những không gian nhỏ hẹp là điều bất khả kháng với ban tổ chức. Thứ hai, khi phục hưng các lễ hội, rất nhiều tín ngưỡng dân dã có dấu vết từ thời nguyên thủy cũng đồng thời “hồi sinh”, đánh thức sự trục lợi bản năng của con người với thần linh. Thực tế cho thấy, sự mê đắm của đám đông tín ngưỡng khổng lồ rất dễ biến thành thảm họa bởi hiệu ứng tâm lý đám đông, khả năng kiểm soát an ninh dường như là điều không thể. Nhiều năm qua, việc hàng vạn người từ quan chức tới dân đen dẫm đạp lên nhau để cướp ấn đền Trần, hay lượng người hành lễ khổng lồ tràn ngập chặn đứng giao thông Ngã Tư Sở trước cổng chùa Phúc Khánh để dâng lễ xin sao giải hạn, cầu tài lộc… đã chứng minh sức mạnh kinh hoàng của niềm tin tín ngưỡng “hồn nhiên” như thế nào! Ở đây, vấn đề không chỉ nằm ở khâu tổ chức, mà điều quan ngại chính là trình độ tín ngưỡng, tạm coi như “tín ngưỡng trí” của xã hội, hiện đang ở mức không thể kiểm soát.

Những năm gần đây, các cuộc hành hương về lễ hội tín ngưỡng là vấn đề nóng bỏng trong xã hội. Những nguy cơ tai nạn, thảm họa đám đông luôn thường trực mỗi độ Xuân về. Ở đây, chỉ xem xét cách thức hành hương cùng niềm tin tín ngưỡng trong các lễ hội đó đã thấy trình độ tín ngưỡng người Việt thời nay như thế nào. Ví như vụ Khai ấn đền Trần Nam Định, vốn là một sinh hoạt xưa của những thanh đồng phủ thủy. Đầu Xuân, họ thường đến xin lá ấn ở đền thờ Đức Thánh Trần, những mong thánh phù hộ cho công việc bắt ma trừ tà của giới nghề. Cần thấy rằng, chiếc ấn gỗ đó cũng là hàng mới thửa, không có ý nghĩa như một bảo vật lịch sử. Thế nhưng dần dà về sau, theo đường thì thầm rỉ tai lan truyền, chuyện “thiêng hóa” chiếc ấn với sức mạnh “phù danh”, “ban tài phát lộc” đã nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Đến nỗi nhiều quan chức Nhà nước năm nào cũng đua nhau đánh xe công kéo về đền Trần xin ấn. Gần đây, một vị cựu quan chức cấp cao của bộ VHTT&DL cũng từng công khai thú nhận với báo chí rằng trong 10 năm đương chức, ông ta đều lấy ấn đền Trần, do người thân tặng hoặc tự tay xin ấn. Vị này cũng tiết lộ thêm rằng không chỉ ông ta mà nhiều quan chức khác cũng đi xin ấn như mình.

Nhiều năm nay ở Hà Nội, có ngôi chùa đã công khai đọc vào loa phát thanh tên các vị lãnh đạo cấp cao đăng ký dâng sao giải hạn mà không còn e ngại. Và giờ đây, nếu có nghe chuyện vị lãnh đạo nọ kia chăm đi lễ bái, cầu cúng… hay thậm chí có làm lễ trình đồng mở phủ hầu bóng thì cũng không lấy gì làm lạ. Thời mở cửa tự do tín ngưỡng, sao bắt bẻ được người ta?! Thế nhưng vấn đề ở đây là câu chuyện “quan trí” đầu têu cho “dân trí”. Dễ thấy người dân sẽ hồn nhiên suy đoán, rằng các quan nhờ chăm lễ bái, cúng tế nhiều tiền, đốt nhiều vàng mã nên mới có chức tước, danh vị, bổng lộc, mình làm theo không được nhiều thì cũng được ít lộc vãi vương, cũng tốt! Bởi thế, mới nảy sinh hiện tượng đồn đại rằng cứ đền chùa nào có nhiều quan to đến lễ bái là đám dân đen a dua hành hương ăn theo, khiến cho vấn nạn thảm họa đám đông ngày càng trở nên khó kiểm soát. Chưa biết rồi đây hướng xử lý ra sao, nhưng qua sự kiện đó, sẽ thấy được tầm “quan trí” đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới “dân trí” trong tín ngưỡng như thế nào. Thời nay, cứ mỗi mùa lễ hội, nguy cơ thảm họa đám đông với đủ mọi điều bất cập về an ninh trật tự ở các cơ sở hành lễ tín ngưỡng luôn được phản ánh nhan nhản trên khắp các mặt báo.

Trong sự sống dậy của các tín ngưỡng cổ xưa, vụ việc lùm xùm xoay quanh chuyện “cụ rùa” Hồ Gươm cũng là một biểu hiện sống động về sự hồi sinh của quan niệm vạn vật hữu linh thời nguyên thủy. Trên thực tế, “cụ rùa” vốn chỉ là một giống ba ba khổng lồ ăn thịt, dân gian gọi là con giải. Thế nhưng với niềm tin tâm linh đồn đại, con vật đã dần dà được thiêng hóa thành con “rùa vàng” truyền thuyết gắn với tích trả gươm thần của Lê Lợi từ thế kỷ 15. Bất chấp sự phi lý lịch sử như thế nào, bất chấp những bằng chứng khoa học rằng đó không phải là rùa và không chỉ có 1 con duy nhất, những người có tín ngưỡng vẫn khăng khăng bảo lưu ý kiến của mình, tạo nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Điển hình như vị GS nọ đã phản ứng gay gắt với phóng viên khi dám gọi đó là… “con rùa”. Với ông, phải gọi là “cụ rùa” thì mới chịu trả lời phỏng vấn! Thậm chí có những người cuồng tín còn khóc rưng rức, hay nhảy xuống hồ rắp tâm hầu hạ “cụ rùa”… Rồi khi lực lượng chuyên trách tổ chức vây bắt để chữa bệnh cho con giải, người ta còn mời cả thầy cúng xem giờ, xuống thuyền sắm sanh lễ bái trước khi tiến hành như thể con giải đó là rùa thần thứ thiệt… Thôi thì đủ mọi chuyện dở khóc dở cười với cái ý thức tâm linh hồn nhiên, vốn xưa cũ từ thời nguyên thủy. Có gia đình, với niềm tin kiểu “thần cây đa, ma cây gạo”, sức khỏe và sinh mạng của những người thân được gán cho một cái cây mọc trong vườn nhà. Họ tin rằng hễ cây ấy héo là người thân lâm bệnh, còn nếu không săn sóc tốt nhỡ để cây chết khô thì người nhà họ cũng toi mạng. Thời nay, chuyện đám đông thắp hương khấn khứa một cái cây góc phố, một hòn đá ven đường vẫn tồn tại đây đó. Sẽ không thấy lạ cái chuyện người người chen nhau lễ bái xì xụp, nhưng hỏi địa điểm đó thờ gì, sự tích ra sao, phần lớn không ai hiểu. Cứ thấy bảo thiêng lắm thì đi lễ thôi, còn những chi tiết cụ thể không thành vấn đề và cũng chẳng cần minh xác. Thế mới biết tâm lý “bán tín bán nghi” trong truyền thống tâm linh người Việt có sức mạnh như thế nào, thôi thì “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, cho chắc ăn! Có lẽ vì thế, hành vi trục lợi bất chấp sự vi phạm giáo lý Phật pháp như việc đốt vàng mã, hình nhân, rải tiền bừa bãi, nhét tiền vào tượng Phật… nơi cửa thiền là điều không có gì lạ. Sự vụ lợi của con người thường là vậy, họ sẵn sàng coi Phật thánh… không khác gì những quan tham trần thế kiểu “trần sao âm vậy”, cứ đắm đuối tin rằng càng cúng nhiều, thánh thần sẽ càng ban nhiều tài lộc… Niềm tin của người Việt “hồn nhiên” lắm, từ ngàn xưa đã vậy!

Ở nhiều nơi, hiện tượng coi chùa này thiêng hơn chùa kia là chuyện khá phổ biến. Người dân từ bao đời luôn hồn nhiên tin rằng đi chùa này có thể cầu sao giải hạn, cầu danh, đi chùa kia có thể cầu tài lộc, cầu tình duyên… Với hiệu ứng tâm lý đám đông lan truyền đồn thổi, việc quá tải ở các cơ sở tín ngưỡng “linh thiêng” luôn là vấn nạn đối với cơ quan quản lý sở tại. Cần hiểu rằng Phật giáo vốn là một hệ tư tưởng triết học, đạo đức lớn. Chùa chiền là nơi để con người tìm đến một niềm tin cao cả dựa trên cơ sở tu tâm hướng thiện từng cá thể, hoàn toàn không phải là nơi trục lợi, trao đổi vật phẩm cúng bái để phục vụ cho những ham muốn trần tục. Ở đây, không chỉ là vấn đề thiếu hiểu biết của người dân về giáo lý, mà chính các nhà sư trụ trì cũng cần xem lại trách nhiệm về những gì đã và đang diễn ra ở cơ sở thờ tự của mình. Việc hiểu sai giáo lý nhà Phật đương nhiên sẽ dẫn đến những hành vi phạm giới. Xin nêu một ví dụ đơn giản. Khái niệm Tam độc của Phật giáo bao gồm tham- sân- si. Khi đến cửa thiền mà không thấu hiểu giáo lý, đốt vàng mã, nhét tiền vào tượng, mang cả rượu thịt vào chùa, tin rằng cúng càng nhiều càng có cơ may hưởng phúc.., vô tình những người tham dự đều phạm phải điều răn thứ nhất (tham = tham lam, ham muốn) và thứ ba (si = ngu si, mê muội). Còn khi lòng tham biến thành sự cuồng nộ dẫm đạp tranh giành lộc lá, vật phẩm, họ tiếp tục phạm giới điều răn thứ hai (sân = nóng nảy, giận dữ). Trên thực tế, còn vô số những điều nhạy cảm khác nữa mà nhiều người e ngại chẳng muốn nói ra, như lối sống sung túc, xa hoa trên mức cần thiết với một nhà tu hành thời nay như vật dụng hàng hiệu, xe máy đắt tiền, ôtô sang trọng… nơi cửa thiền. Vậy số tiền đó ở đâu ra nếu không lấy từ nguồn công đức khổng lồ thu về mỗi năm của nhà chùa? Đây đáng được xem như một vấn nạn của Phật giáo Việt Nam đương đại.

Nếu nhìn lại suốt chiều dài lịch sử, có lẽ chưa bao giờ mọi sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt lại có cơ nở rộ muôn hình vạn trạng như hiện nay. Điều đó có nghĩa truyền thống hỗn dung tín ngưỡng được đẩy lên một bình diện mới mà ở góc nhìn toàn bộ, có thể coi như một sự hỗn tạp đáng quan ngại. Khắp nơi, người người cúng bái, nhà nhà xây mộ, từ quan chí dân đua chen hành hương lễ bái tấp nập, khẩn cầu danh lợi với thế giới siêu hình. Một thế giới “linh thiêng tổng hợp” đủ những Phật, Mẫu, thánh, thần, Ngọc Hoàng, chầu, cô, thần tài, thổ địa, tổ tiên ông bà, thần núi, thần sông, ông công ông táo, vong hồn đủ loại… Kèm theo đó là lực lượng giao tiếp trung gian, thường phối hợp giữa những sư sãi, ông đồng, bà cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy phù thủy, thầy địa lý.., mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa với đủ mọi kiểu dạng. Với mục đích thực dụng vụ lợi, vốn được xem như bản năng nguyên thủy của thế giới tâm linh, giờ đây việc cúng lễ trên chùa, đền, phủ, đình, điện, miếu dường như đã trở thành một thao tác mang đậm tính thương mại tín ngưỡng, không thể khác. Trong xu thế đó, khá nhiều nghề dịch vụ tâm linh ăn theo cũng đua chen phát triển nở rộ. Ví như tục đốt vàng mã vốn học từ Trung Quốc, hiện ngày càng cường thịnh song hành với đời sống tín ngưỡng dân gian phục sinh. Với quan niệm “trần sao âm vậy”, vàng mã thời nay đã cải tiến và thay đổi mẫu mã cơ bản so với thời cổ truyền. Thôi thì đủ mọi chủng loại từ trang phục tân thời, đồ đạc hiện đại như xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhà lầu, xe hơi, điều hòa, máy tính, máy giặt, điện thoại di động… cho đến mẫu mã tiền tệ kiểu mới. Trong đó đáng chú ý là kiểu dạng tiền mã đô la Mỹ, tiền mã Việt Nam hiện đại.., được tiêu thụ song hành cũng tiền mã “ngân hàng địa phủ”, rất khôi hài. Có những đàn cúng lớn, giá trị đồ mã bao gồm ngựa, voi, hình nhân, quần áo, dày dép, mũ mão… lên đến hàng trăm triệu. Ở nhiều nơi, việc đốt số lượng vàng mã khổng lồ thực sự đẩy cao nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ở đây, niềm tin dân dã rằng càng đốt nhiều, càng hưởng lợi đã khiến môi trường công cộng phải chịu khá nhiều hệ lụy. Có những cơ sở tín ngưỡng công cộng, mỗi kỳ khánh tiết, do khối lượng tro tàn vượt quá sức chứa nơi thu gom rác thải, ban quản lý đã cho đổ thẳng xuống cống, bất chấp nguy cơ ách tắc nguồn thoát nước đô thị. Những gia đình ở phố thì mang ra vỉa hè hay lòng đường hóa vàng, có khi lửa cháy lõm cả mặt đường nhựa. Thế nên mới hiểu tại sao ăn theo dịch vụ vàng mã là hệ thống các chủng loại lò tôn hóa vàng di động cho các hộ gia đình đô thị. Thời nay, phong trào đốt vàng mã lan rộng và biến thái đến mức rất nhiều khu chung cư hiện đại, ban quản lý buộc phải xây thêm một lư hương hóa vàng to đùng ở sân trước mỗi khu để đảm bảo an toàn cho các hộ dân cư. Mới thấy tín ngưỡng thời nay ảnh hưởng cả đến kiến trúc đô thị hiện đại như thế nào!

Trong cơ chế thị trường thời mở cửa, không hiếm các “quan thầy” tự tung tự tác, thường kiêm nhiệm cả chức năng thầy bói, thầy tướng, thầy địa lý kiêm thầy đồng cốt, ngoại cảm, kể cả việc tự nhận “thần tiên giáng bút” để thu tiền thiên hạ… Với thông tin rỉ tai lan truyền đồn đại, những vị “thầy đa năng” đó được xem như đa tài đa dụng, từ xem đất cát mồ mả, xem hướng nhà cửa, bếp núc, kích cỡ giường tủ bàn ghế, cửa rả, xem giờ xuất hành làm ăn buôn bán, ma chay cưới xin cho đến cầu cúng giải hạn, trừ tà tróc quỷ, gọi hồn người chết, sai khiến âm binh… Có thể nói nôm na gi gỉ gì gi cái gì thầy cũng làm được tất. Có những trường hợp “cao tay”, thầy đồng, cô đồng còn xưng xưng tuyên bố là gọi được cả linh hồn của những anh hùng dân tộc, các vị lãnh tụ đi mây về gió để làm theo những điều cô sai bảo. Ghê gớm hơn, có cô đồng còn huyênh hoang rằng mình gọi được cả hồn của Bin Laden, cô gọi đó là anh hùng đánh Mỹ… Nhà nào có việc gì hạn lớn họa bé, cô/thầy giải quyết hết. Nhà nào còn sót chưa thờ cúng ai, dù là bà cô, ông mãnh nào cũng gọi hồn về bằng hết để phù hộ cho con cháu ăn nên làm ra, buôn may bán đắt. Có muôn vàn những câu chuyện, những giai thoại về tín ngưỡng hỗn độn thời nay nhiều không kể xiết. Nhưng có lẽ việc gọi hồn là điển hình nhất với vô số những câu chuyện thực thực hư hư, đồn đại khắp nơi và nhan nhản trên các trang mạng xã hội.

Đáng chú ý, cái nghề đồng cốt này thời xưa gọi là nghề cô hồn, nay được thay bằng cái tên mới là nhà ngoại cảm gọi hồn, áp vong… Thời nay, so với quá khứ, có lẽ chưa bao người ta lại dành nhiều thời gian và tâm lực cho thế giới âm hồn đến vậy. Ngay giữa lòng thủ đô, nhiều năm trở lại đây, phong trào gọi hồn có thể nói đã lên đến đỉnh điểm với trung tâm gọi hồn ở số 1 phố Đông Tác, được thành lập dưới sự bảo trợ của cơ quan nhà nước. So với thủa ban đầu vận hành, hiện các loại thầy cốt cô đồng nơi đây đã công khai hành nghề mang tính thương mại. Thậm chí, gần đây, những gia đình có nhu cầu gọi hồn khi đến trung tâm thường được nhân viên ngang nhiên “mời khéo” mua hàng đa cấp với giá trên giời. Ai chấp nhận sẽ được chen ngang ưu tiên gọi hồn trước, còn không sẽ phải xếp hàng chờ đợi, có khi cả tháng chưa đến lượt. Ở những đền phủ lịch sử hay điện thờ tư gia, xưa nay các đồng cốt thường chỉ “tiếp khách” lần lượt từng gia đình một. Nhưng ở trung tâm gọi hồn Đông Tác, do đông khách cũng như sẵn “quan thầy ngoại cảm” nên người ta thường tổ chức gọi hồn đồng loạt tập thể trong căn phòng lớn. Những ai có nhu cầu chỉ cần đặt lễ tiền, vàng, hương, hoa… lên 1 ban thờ chính rồi cứ quây quần mỗi nhóm gia đình chí ít 4 người “ngồi thiền” tĩnh tâm đợi vong về nhập. Bao giờ một trong số họ thấy người lắc lư mặt mũi tối xầm là… vong về. Khi đó các quan thầy sẽ đến khấn khứa, đặt tay lên đầu người bị vong nhập, gọi là “trợ giúp” để “thông cõi âm dương” cho âm hồn về, rồi mượn miệng chính người đó mà phán truyền. Nếu trường hợp vong hồn chưa “nhập” thì cứ thành tâm mà đợi hàng tiếng đồng hồ hoặc ra đặt lại lễ xin ở ban thờ hay nhờ quan thầy khấn giúp… Có điều lạ, nơi đây dù không phải chùa nhưng ban thờ chính vẫn được gọi là “Tam bảo” thờ Phật đàng hoàng. Dư luận về trung tâm gọi hồn này rất trái chiều, người thì cho là đúng và thiêng lắm, kẻ thì bảo là lừa đảo tập thể kiếm tiền bạc tỉ.

Trong các vụ việc lùm xùm cúng bái giao tiếp với âm hồn, sự lập lờ đánh lận con đen trong quan niệm khoa học tâm linh, việc cố lý giải những hiện tượng siêu nhiên, bất thường cùng các thao tác tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng trở nên đan xen hỗn độn. Ở đây, chỉ nhìn vào chuyện mồ mả vong hồn, đã thấy được niềm tin của người thời nay biến đổi như thế nào so với thế kỷ trước. Cả chục năm trở lại đây, phong trào tìm hài cốt, gọi hồn người thân, xây cất mồ mả… đã trở nên sôi động hơn bao giờ. Có thể tìm thấy trên các phương tiện truyền thông rất nhiều câu chuyện hư hư thực thực, bán tín bán nghi cũng như dở khóc dở cười xoay quanh chủ đề này. Khắp nơi, chưa bao giờ việc hoành tráng hóa các khu mộ phần lại trở nên chủ đề nóng bỏng trong đời sống xã hội. Thậm chí có những vùng quê, sự tốn kém đến kinh ngạc của phần mộ ông bà tổ tiên hoàn toàn tương phản với đời sống còn nhiều khó khăn cơ cực của người dân sở tại. Bên cạnh niềm tin tâm linh, dường như cái áp lực “miệng tiếng thế gian” chính là động cơ quan trọng thúc đẩy hiệu ứng tâm lý đám đông đua tranh. Có nghĩa, dù tin hay không, nhưng việc để mồ mả họ tộc nhà mình không to đẹp, bề thế hơn các nhà khác là điều không thể chấp nhận. Nói cách khác, dưới góc độ vật chất, việc thờ cúng tổ tiên thời nay không chỉ để thỏa mãn nhu cầu tâm linh tín ngưỡng mà còn là dịp để thể hiện cái tôi/ gia đình/ dòng họ trước cộng đồng. Thế nên không có gì lạ khi cuộc chạy đua xây cất mồ mả trở nên vấn đề nóng bỏng. Dù xa xôi cách trở rừng núi như thế nào, chỉ cần có thầy cúng, cô đồng nào đó phán truyền là nhiều gia tộc lại khăn gói lên đường, miễn sao quy tập được càng nhiều càng tốt hài cốt người thân về nơi “đất tốt”- tất nhiên cũng do thầy địa lý chỉ bảo sắp đặt. Thời nay, dịch vụ tìm mộ được xem như một thị trường cung cầu rất sôi động. Và, người ta cũng sẵn lòng bỏ chi phí tốn kém hàng chục đến hàng trăm triệu đồng cho việc xây cất phần mộ gia tộc.

Trong công cuộc tìm mộ người thân, việc xác định danh tính hài cốt cũng là vấn đề nổi cộm. Trên thực tế không hiếm trường hợp “bộ xương” mang về chỉ đơn giản là một tổ mối với nắm đất đen chứ chẳng có hài cốt nào cả. Thường thì người ta không đưa đi xét nghiệm AND với lý do “không nỡ” làm thế với “nắm xương tàn” của người thân, rằng thời gian qua đi, xương thịt tan thành đất cát thì cũng dễ chấp nhận. Thế nên mới có chuyện nhà ngoại cảm nọ tìm được cả số lượng khủng hài cốt, tới hàng trăm mộ mỗi năm. Mà phần nhiều họ chỉ hướng dẫn các thân chủ từ xa qua điện thoại di động, mới kinh! Cũng có trường hợp, gia đình không thể tìm được hài cốt người thân, cô đồng, thầy phủ thủy bèn bày cho cách lập mộ khác. Họ thuê thợ đẽo các hình nhân đá, rồi làm lễ gọi hồn về nhập tượng và đem chôn trong phần mộ gia tộc với quan niệm, linh hồn mới quan trọng chứ không phải nắm xương vật chất. Có lẽ, cách lập mộ này nhanh gọn hơn cả! Trong nhiều năm qua, việc gọi hồn áp vong thực sự gây dư luận trái chiều mạnh mẽ, đến mức có nhà nghiên cứu thôi miên đã từng lên báo mạng thách đố các nhà ngoại cảm nếu chỉ tìm đúng 3% hài cốt (xác định ADN) thì ông sẽ hiến cả gia sản, còn nếu không xin cắt lưỡi nhà ngoại cảm đó để hết nói láo. Bản thân một nhà ngoại cảm nổi tiếng cũng tuyên bố mặt trái nguy hiểm của việc áp vong. Đại khái ông cho rằng các hồn ma lang thang sẽ nhập bừa vào người áp vong, nhận xằng là người thân để quấy nhiễu, phán truyền lung tung… Trên thực tế, những người mê tín khi giao tiếp, thông linh với các “vong hồn” rất dễ (có khả năng) bị “quỷ ám”, dân gian cũng gọi là quỷ nhập tràng. Ở góc độ tâm lý học, người bị “vong nhập” thực chất bị rơi vào trạng thái tự kỷ ám thị nặng nề, điều này đã được khoa học chứng minh từ lâu. Vậy mà không ít người thời nay vẫn đua chen giao tiếp với “âm hồn”, và đã có trường hợp những người không hồi tỉnh được, gần như hóa điên phải nhập viện.

Thế đấy! Thời nay một mặt người ta vẫn lễ chùa quy Phật, chấp nhận thuyết nhân quả- luân hồi với quyền năng phán xử của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Một mặt người ta vẫn khăng khăng gọi hồn, tìm mộ xây mồ với quan niệm chưa xác định và quy tập được hài cốt, chưa cúng bái đủ lệ bộ thì người chết vẫn vất vưởng không nơi nương tựa, trở nên những vong hồn lang thang đáng thương vô định. Rồi hệ thống những vong hồn đó còn phải được lập đàn cầu siêu thì mới siêu thoát! Thậm chí người ta còn lập đàn cầu siêu cho những chiến binh từ thời…. Trần ở bến sông Bạch Đằng. Không biết những anh hùng liệt sĩ có công đánh giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc thì các quan Diêm vương có độ cho siêu thoát, đầu thai làm kiếp người..? Hay các ngài để hàng vạn linh hồn vất vưởng đói khát tới hơn 7 thế kỷ, để rồi đợi người đời nay mời sư sãi Phật tử đến làm lễ cúng dàng thì mới siêu thoát?! Không khéo cứ đà này, xem ra người ta sẽ phải lần lượt lập đàn cầu siêu ở muôn vàn địa danh chiến trận lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc, ứng với hàng nghìn năm lịch sử dân tộc, mới mong các vong linh, âm hồn tiền nhân Việt Nam được siêu thoát toàn thể! Như đã biết, thực ra cầu siêu vốn là một nghi lễ phát sinh thuộc những tông phái Phật giáo chịu ảnh hưởng văn hóa, đạo giáo Trung Quốc. Trên nguyên tắc “kẻ còn lẫn người mất đều đặng lợi ích cả” ghi rõ trong Kinh Địa Tạng- Phẩm thứ 7, sẽ thấy việc cúng bái này nếu đem lại 1 phần công đức cho vong hồn thì những người tổ chức lễ cầu siêu cũng sẽ được hưởng 6 phần. Với ý nghĩa đó, thiết nghĩ cũng không phải bàn thêm! Bản thân tôi có lần được dự lễ cầu siêu các liệt sĩ thời chống Pháp ở một nghĩa trang thuộc tỉnh Hà Nam. Giữa trưa hè nắng gắt, nhà ngoại cảm cầm micro đi đến từng ngôi mộ vô danh trong nghĩa trang, đọc vanh vách tên tuổi từng người rồi nói chuyện qua lại như thể với người đang sống. Đi bên cạnh, vài người phụ tá tranh thủ ghi chép lại xem các liệt sĩ yêu cầu gì. Nghe thấy nói các chiến sĩ năm xưa vì chết bởi bom napan của Pháp nên các linh hồn rất… nóng và khát nước, người ta bèn đổ xô đi mang về nhiều thùng lavie để cúng kịp thời… Rồi nhà ngoại cảm thuật lại lời các linh hồn than rằng hơn nửa thế kỷ qua, họ đói khát lắm, chẳng có gì ăn nên phải ăn mày cửa Phật ở một ngôi chùa trên ngọn núi gần đó; rồi… có anh em được về nghĩa trang này, nhưng cũng còn nhiều người phải nằm lại trên núi… Thế là ngay sau đó, các cô các bà cùng ban tổ chức lập tức sắm sanh lễ vật lên chùa… Kết thúc lễ cầu siêu, các nhà sư (được mời từ Hà Nội) lẳng lặng thu vén đồ nghề sau khi đã nhận phong bì dầy cộp của ban tổ chức. Trên đường về, cả đoàn dừng chân dọc đường ăn cơm nhà hàng, đương nhiên toàn cỗ mặn với bia rượu đầy bàn, thấy các sư vẫn điềm nhiên đánh chén, mặc cho mọi người xung quanh hiếu kỳ xì xào nhòm ngó.

Trong thế giới cửa thiền thời nay, cũng không hiếm các nhà sư kiêm nhiệm thêm các chức năng thầy cúng, thầy bói, hay phù thủy bắt quỷ trừ tà. Có lần, anh bạn thân của tôi có đứa con trai bị đau bụng dữ dội, đi khám nhiều nơi nhưng bác sĩ không tìm ra căn nguyên. Đi xem bói thì thày bảo là bị ma làm. Thế nên bà mẹ vợ (vốn là Phật tử) bèn tìm đến cầu khẩn một đại đức có tiếng trừ tà, bắt ma chữa bệnh. Rồi sau bao lần xin xỏ, van nài, cậu bé cũng được vị đại đức nọ cho cái hẹn đến một ngôi chùa lớn ở Hà Nội để giải quyết căn bệnh nan y. Nhưng dù đã có hẹn, cả nhà anh vẫn phải chầu chực hơn nửa buổi sáng vì thầy bận họp trị sự giáo hội, mãi mới xin tiếp cận được. Rồi cũng phải xếp hàng sau khá nhiều người vì đó là dịp hiếm hoi đại đức lên Hà Nội, những người nghe danh tiếng thầy đều chen nhau đến xin giải hạn, ban phúc, trừ tà cho nhà họ. Rốt cuộc, cháu bé con anh bạn tôi cũng được vị đại đức gọi vào rồi quay một con lắc dạng pháp bảo để trừ tà, lúc đó cháu vẫn ôm bụng quằn quại. Được dăm phát quay, thầy xoa đầu bệnh nhân rồi phẩy tay bảo đi ra. Nhưng thấy cháu vẫn đau đớn, gia đình cầu xin thầy xem lại, thầy nói cái này là ma làm, nhưng mà con ma có vào chùa được đâu mà bắt(?) Tuyệt vọng, bà ngoại cháu bé quỳ mọp xuống mếu máo chắp tay vái sống vị đại đức trong nước mắt lã chã, những xin thầy ra tay bắt ma cứu người, nhưng đại đức nhất quyết xua tay bảo mọi người đi về. Hỏi ra mới biết thầy chuẩn bị vào tiết học môn chính trị Mác -Lê Nin, hình như để chuẩn bị cho kỳ thi cao học thì phải?! Cực chẳng đã, tôi và anh bạn đành dìu 2 bà cháu ra về, nghĩ mà ấm ức, đại đức biết ma quỷ không thể vào chùa được sao còn hẹn người bệnh đến chùa bắt ma làm chi?

(Xin xem phần 2 kế tiếp)

Bùi Trọng Hiền

.

Chị cả của tôi

Chị Cả của tôi.
Lâu lâu lại đạp xe lên thăm chị. Lần nào cũng thế, chị cứ ngỡ mình còn bé lắm, chả phải là cái thằng em đã lên chức ông ông ngoại.
– Cậu ăn món này nhé, cậu uống cái này nhé……. món này ngon lắm, rượu này chị tự ngâm đấy ngon lắm . v.v. ăn cơm ở đây với chị nhé…..
Kêu tên đủ mọi mọi món, nhưng mình chả thích mà chỉ thích cốc nước lọc, nếu có cái kẹo là xong.
Hôm nào ngủ trưa lại nhà chị thì thể nào chị cũng cho con cháu nội chạy ra nhà máy bia Đường Béo mua cho mình một chai Lavie bia tươi mát lạnh.
Uống cố mãi cũng chỉ hết được một nửa chai 1.5 lit, mình lăn ra ngủ một giấc.
Còn chị mở máy tính ngồi đọc báo.

Chị đi lấy chồng khi mình mới có 5 tuổi, cậu em út mới chỉ lên 2. Lúc đó chị nặng có 38 kg. Mà mình có những ba bà chị, chị nào nặng nhất khi đi về nhà chồng cũng chỉ nặng bằng ngần ấy.
Vậy mà bây giờ bà nào cũng béo tốt, hồng hào.
Dạo này chị khỏe hơn hồi trước, sáng nào chị cũng đạp xe vòng quanh Hồ Tây một vòng rồi tiện thể chị đạp lên khu phố cổ mua sắm. Nhân thể lại ghé vào thăm mấy thằng em còn “ nhỏ dại “ và hai cô em dâu.

Năm nay chị 71.
Chồng chị mất đến nay vừa tròn 10 năm. Mười năm thảnh thơi cùng với nỗi nhớ chồng, chị đi đây, đi đó chả ngại ngần. Hễ có dịp là chị đi, ra cả Phú Quốc, lên cả Điện Biên….
Một xu ngoại ngữ không biết, chị lọ mọ một mình sang châu Âu chơi với con với cháu.
.
Bệnh tim ấp ủ trong người chị. Đã vài lần bác sỹ phải dùng đến phương pháp kích điện cho tim chị đập trở lại. Vậy mà khi con tim chị đã đập trở lại, chị ra viện hôm trước thì hôm sau chị lại nhảy tót lên quả Chaly cúc cu đi chơi. Đến nhà Thông gia thăm người ốm, đến nhà mấy đứa em kể chuyện đi chơi….
Chị cứ đi mà chẳng sợ đột quỵ dọc đường.
Chị bảo mình: Đi thì cứ đi, chị chẳng sợ vì chị có cái bảo bối đây này.
Kéo ở cổ áo ra một cái túi con con. Chị mở cho mình xem. Một tờ giấy trong có ghi.
”Tên tôi là…….
Nhà tôi ở …….
Điện thoại nhà riêng của tôi…….
Điện thoại của con trai tôi……
Điện thoại nhà em trai tôi……
Em trai tôi tên là…..
Bệnh của tôi là……
Thuốc cấp cứu của tôi là……
Bảo hiểm của tôi tại Bệnh viện…….
Làm ơn báo cho người thân của tôi theo số điện thoại hoặc đưa tôi đến bệnh viện
…..”
.
Đi chơi, đi dạo lúc nào cái túi đó cũng mang theo người chị. Điều đặc biệt là trong cái túi hộ mệnh của chị không bao giờ chị để tiền trong đó.
Chị bảo: Để tiền trong đó, mình đột quỵ ngoài đường, đứa tham nó thấy có tiền, nó lấy luôn cả túi rồi vứt tờ giấy đi, thế là cậu cùng các cháu chẳng biết đường nào mà đi tìm xác chị.

Từ lâu, chị tôi đã mang nhiều căn bệnh trong người. Gần 40 tuổi bác sỹ bảo chị mang một khối U trong cơ thể nên phải mổ ngay.
Chị đồng ý.
Làm xong mọi thủ tục cần thiết, chị lên bàn mổ. Chị trèo lên cái Băng ca có 4 bánh để các bác sỹ đưa vào phòng mổ.
Chị nhìn mọi người như lần cuối cùng gặp mặt, rồi chị giơ tay chào mọi người với Tâm lý “ 5 Ăn – 5 Thua “.
Băng ca được các bác sỹ đầy đi. Được một đoạn bỗng “ Rầm “ một tiếng, chị rớt từ trên băng ca xuống đất.
Chị lóp ngóp, lồm cồm bò dậy. Kéo quần áo cho khỏi xộc xệch, chị tuyên bố:
– Thôi không mổ nữa.
Các bác sỹ xanh mặt.
Mẹ mình thấy con gái bị thế thì xót lắm. Bà nói:
– Dí lồn vào mổ nữa, về, về, về ngay.
Mẹ mình là cán bộ nhà nước làm ở một cơ quan to lắm chuyên về định hướng, đường lối nên chẳng bao giờ mẹ mình nói bậy, văng tục.
Vậy mà hôm đó mẹ mình đã quát to lắm.
Không mổ, vậy mà chị vẫn tồn tại với cái U trong người thêm 30 năm mới chịu chia tay với cái khối U đó. .
./.
Ba mươi năm sau khi gần 70 tuổi, chị quyết định mổ, quyết định chia tay với cái cục chẳng để làm gì trong người.
Chị gọi vợ chồng mình lên. Đưa ra một đống giấy tờ, tiền bạc, sổ tiết kiệm.
Chị bảo.
– Các cháu đứa ở nước ngoài, đứa ở Sài gòn. Cậu mợ cầm lấy tất cả số giấy tờ, tiền bạc này về cất cẩn thận, kỳ này chị đi mổ, có hề gì cứ thế toàn quyền cậu mợ quyết định. Hoàn Vũ, sau đó cho xương gio về để bên cạnh Cậu Mợ ở quê.

Người ta mổ chị xong, về nhà thấy chị khỏe mạnh, mình mang trả lại chị tất cả những thứ chị gửi.
Hôm đó chị bảo: Hóa ra là hồi xưa chị quyết định đúng, nếu chẳng may hôm đó mà đang mổ cái giường mà sập xuống thì thì đến hôm nay phải bốc mộ đến 10 lần.
Mổ xong, chị lại tót đi chơi.
Đi chơi cũng khỏe, mà nói cũng khỏe. Mình chả trách gì cái tính nói nhiều của chị bởi đã là Gíao viên ai chẳng nói nhiều, chị không nói linh tinh mà chị toàn kể chuyện ngày xưa. Chuyện ngày xưa của chị mình nghe đến thuộc lòng, vậy mà chị vẫn kể như chưa bao giờ kể cho thằng em dại nghe lần nào. Lạ thật đấy.

Thôi thì đó cũng là một loại bệnh nghề nghiệp.

Posted in Chưa phân loại

Buồn cười thật đấy.

Nó.
Nó chẳng biết chụp ảnh. Nó không có nổi một cái máy chụp ảnh hiện đại ngoài cái Sonny Ciber Shot 8.0 nhỏ như cái bao thuốc lá.
Nó chỉ thích chụp cảnh sinh hoạt của gia đình nó và bạn bè của nó. Năng khiếu nổi bật nhất của Nó là chụp sau lưng người bị chụp: Như đang đi vệ sinh bên bụi tre, đi bộ hoặc ngồi ở đâu đó.
Ảnh của Nó chẳng bao… giờ được khen là đẹp, chứ đừng nói được Giải nọ giải kia.
Ấy thế mà thỉnh thoảng Nó lại được bạn bè khen ảnh của Nó với một câu mà Nó rất khoái: ẢNH ĐỂU THẾ.
Ấy thế mà Nó lại chơi được với khá nhiều bạn @ có khả năng chụp ảnh đẹp như: Phan Chi Thang @, Cá Gỗ@, Dongngan Doduc @, Tri Ta Trong@, Minhchau Nguyenthi @, Nguyen Tuyet Hanh@, Hanh Hoang @, Đỗ Hương@. Mai Huong @…..
Thậm chí Nó còn chơi được với các Tiềm năng Nhiếp ảnh như Huong Tran @, Truong Mo@.
Ngu si hưởng thái bình.
Vậy mà….
Hôm kia trong một đêm khuya khoắt khi phố xá đã vắng lặng, những người bán hàng ăn đêm đã lục tục dọn hàng để đi ngủ, những người đi chợ đêm đã trở dậy chuẩ̉n bị cho một ngày lao động cực nhọc…. và Nó đã tắt máy tính để đi ngủ.
Thế mà…
Nó được dựng dậy bởi một cú điện thoại của Son Truong:
– Anh ra uống rượu với em, có cả Trần Việt Đức…
Trần Việt Đứ là tay máy có số về những bức ảnh chụp ở mọi miền đất nước. Anh ta làm ở Sài gòn Tiếp thị và cũng là chủ trang F5.
Đây là lần đầu Nó nhìn thấ́y cái đầu trọc của gã giang hồ Trần Việt Đức.

Nó là một thằng rất dốt về Nhiếp ảnh.
Ấy thế mà…
Sáng nay, lúc 6h Nó cũng bị dựng dậy bởi một cuộc điện thoại.
– Anh, dậy chưa anh, đi ăn sáng, uống Cà phê với em nhé.
– OK. 20′ nữa qua đón anh nhé.
Thế là Phở Bắc Hải Hàng Bồ,. Thế là Cà phê Chuông Vàng, thế là Nó lại được chém gió với cu em.
Cậu ta là Ma Phố.
Một chà̀ng trai trẻ, chưa vợ, dáng ngầu ngầu, phong trầ̀n…. nhưng chụp ảnh lại rất có hồn và tình người.
./.
Ngồi viết những dòng này Nó nghĩ:
– Đời mình sao Đểu thế. — với Cú Đỉn và 72 người khác.
.
Phuonganh Hoang, Hoang Hai Bang và 52 người khác thích điều này..

50 trong số 106..
Trieu Vu Bao Linh Trích lời bác Văn Thành Nhân: “Người ta không cần phải ngang Tài, ngang Sức thì mới chơi được vói nhau.”
Nhưng mà cần phải ĐỂU ngang nhau.ngày 16 tháng 7 lúc 12:54 chiều · Không thíchThích · 7.Nguyen Hue Chi Thai hehe Van Chuối mà thấy được quen với những nhân vật tầm cỡ là sướng .. có lẽ HC còn thấy xung xướng ngần nào khi được các bạn QC nhạn là bạn.Đểu của Đểu kekengày 16 tháng 7 lúc 1:55 chiều · Đã được chỉnh sửa · Không thíchThích · 3.Văn Thành Nhân ‎Trieu Vu Bao Linh. hì hi. Dân chơi Fây búc mà không có cái hơi ” Đêu đểu” thì không thể tồn tại được. Hài hươc một chút, Trí tuêk một chút [ một chút thôi,Trí tuệ quá đâm ra khó hiểu ]. Biết viết một chút. Biết hạn chế liều lượng một chút và quan trong là phải biết lấy cái vui làm động lực. hì hì.ngày 16 tháng 7 lúc 12:59 chiều · ThíchKhông thích · 5.Đỗ Hương tôi vẫn ko thích ông đặt tên tuổi số má ở những cái tên.ngày 16 tháng 7 lúc 1:52 chiều · Không thíchThích · 2.Hoang Hai Bang Ừ, chị Đỗ Hương đẹp nhất là khi diện nhưng bộ cánh của HHXL.ngày 16 tháng 7 lúc 2:08 chiều · Không thíchThích · 2.Mai Huong Em chưa gặp bạn Ma phố , giới thiệu em gặp bạn ý với ! No comment thêm vì mọi người còm hay quá ! Em chỉ like làm quen thoai ;)))))ngày 16 tháng 7 lúc 2:39 chiều qua di động · Không thíchThích · 2.Linh Hà Mỗi người một phương, mỗi người một công việc..tưởng như không thể gặp được nhau, vậy mà nhờ cái ” đểu đểu” mỗi người mang một chút mà họ được gặp nhau, chiêm ngưỡng cái” đểu đểu” của nhau để mà vui sống phải không anh Văn Thành Nhân? Cái ảnh là em khen thật đó chứ, hỏi chi mà hỏi đểu rứa nhẻ?ngày 16 tháng 7 lúc 3:04 chiều · Không thíchThích · 3.Hoài Vân · Bạn bè với Cá Gỗ và 29 người khác
Lão chuối này thuộc loại “đểu thật” chứ ko phải “đểu giả”, hehengày 16 tháng 7 lúc 3:40 chiều · Không thíchThích · 4.Hanh Hoang Em thấy thích cái kiểu “Đêu đểu” này của anh Văn Thành Nhân, thấy anh lúc nào cũng là niềm vui của mọi ngườingày 16 tháng 7 lúc 4:30 chiều · ThíchKhông thích · 3.Dan Choa Ngạn ngữ phương Tây có câu như thế này:
Hãy nói với tôi,Bbạn chơi với ai thì tôi sẽ nói Bạn là người như thế nào!

Thấy bạnVăn Thành Nhân khiêm nhường nói về mình, mình thích lắm, hehe!ngày 16 tháng 7 lúc 4:34 chiều · ThíchKhông thích · 3.Chu Văn Quềnh Like com của Đỗ Hương và Linh Hà.
Cái lão Văn này lắm chuyện, đểu thật!ngày 16 tháng 7 lúc 6:12 chiều · ThíchKhông thích · 3.Nguyen Hue Chi Thai Dân Choa ! nói chỉ có đúng Làng DC ai cũng rứa Đểu+đểu =vui vui têu tếu .. dzưng mà chân thật không sáo rỗngngày 16 tháng 7 lúc 9:28 chiều · Đã được chỉnh sửa · ThíchKhông thích · 3.Dong Nguyen Mọi người có vẻ không công bằng, cứ theo ý kiến tập thể ở đây thì ông Văn Chuối này còn ngời sáng hơn Mao chủ tịch.ngày 16 tháng 7 lúc 6:31 chiều · ThíchKhông thích · 2.Hồng Chương Phan ‎:
Sáng hơn cục gạch. Sông Hồng còn chả bơi vượt được, đằng này bác Mao vượt sông Trường Giangngày 16 tháng 7 lúc 6:34 chiều · ThíchKhông thích · 4.Huong Tran Em chả biết nói thế nào để nó “đểu đểu” anh Văn Thành Nhân ợngày 16 tháng 7 lúc 6:38 chiều · Không thíchThích · 4.Văn Thành Nhân ‎Huong Tran. Riêng cái còm của em cũng đã ” đểu đểu ” lắm rồi. hì hì.ngày 16 tháng 7 lúc 7:13 chiều · ThíchKhông thích · 3.Gã Đầu Bạc Đọc một mạch hết cái note,rồi đọc đủ 72 cái comen,thấy đời cũng lạ,cái lão Văn Thành Nhân Ái “Đểu” này mà lắm người hâm mộ thật,đểu qúa đểu quá heheeeeengày 16 tháng 7 lúc 9:27 chiều · Không thíchThích · 2.Tấn Lộc ‎Gã Đầu Bạc: Lạ gì kiểu câu còm nữa mà. Đểu thật !ngày 16 tháng 7 lúc 9:29 chiều · Không thíchThích · 2.Quyên Đỗ Cmt của Gã Đầu Bạc cũng đểu quá,đểu quángày 16 tháng 7 lúc 9:30 chiều · Đã được chỉnh sửa · ThíchKhông thích.Chu Văn Quềnh Hơ… Té ra ở đây toàn người đểu!ngày 16 tháng 7 lúc 9:31 chiều · Không thíchThích · 1.Nguyen Hue Chi Thai Thế Văn chuối không trả lời Bí thơ HC lý đo tại sao không bắt chước ngài Mao bơi qua sông trường giang vì từ ngày có thủy điện sông đà .. sông hồng cạn chỉ lội thôi mà chối còn lộ đầu ..lây gi bơi …ke kengày 16 tháng 7 lúc 9:33 chiều · ThíchKhông thích.Tam Phan Cái giề? Tran Viet Duc mà chưa vợ thì em vẫn còn trinh, nhá :Dngày 16 tháng 7 lúc 9:33 chiều · Không thíchThích · 2.Văn Thành Nhân Bác Nguyen Hue Chi Thai ơi. Chuyện ông Mao em không biết, nhưng sông Hồng nước vẫn sạch, sông vẫn sâu, tàu thuyền vẫn đi lại bình thường. Cát sông Đà, cát vàng Việt trì vẫn xuôi dòng về tận chân cẩu Chương Dương. Chúng em ngày nào cũng bơi mà không bị ghẻ lở, sức khỏe vẫn tốt.
Người ta cứ nói linh tinh. Đểu thâ.̣t đấy.ngày 16 tháng 7 lúc 9:39 chiều · ThíchKhông thích · 1.Văn Thành Nhân ‎Tam Phan. Ma Phố chưa vợ. Không đọc kỹ à? Đểu thế.ngày 16 tháng 7 lúc 9:41 chiều · ThíchKhông thích.Văn Thành Nhân ‎Tran Viet Duc mà chưa vợ thì mình cũng chưa đăng ký Kết hôn với ai, và nếu như thế thì mình sẽ cưới gái còn trinh Tam Phan.ngày 16 tháng 7 lúc 9:44 chiều · ThíchKhông thích · 1.Tam Phan Pẹ. dây phải hội chém gió gặt bão zồi ;))ngày 16 tháng 7 lúc 9:46 chiều · Không thíchThích · 1.Nguyen Hue Chi Thai Đểu +đểu mới vui mà tối vác 5 tấn đường mà vẫn bơi tốt .chuột không rút ..là nhờ ăn chuối và trồng chuối trước khi bơi hả em ..? để anh học tập … bí mật nhé không mấy ả QC trong đội hình xe đạp ơi! học tập nhá nhá nhất là HT với HH đớingày 16 tháng 7 lúc 9:48 chiều · Không thíchThích · 2.Chíp Trần Tóm lại toàn tập của cái Note với một mớ còm này toàn là hàng đểu. he he :)ngày 16 tháng 7 lúc 9:55 chiều · Không thíchThích · 2.Văn Thành Nhân Eo ơi, còm của Chíp Trần đểu thế.ngày 16 tháng 7 lúc 9:58 chiều · ThíchKhông thích · 3.Nguyen Tuyet Hanh Gọi là đểu toàn tập !ngày 16 tháng 7 lúc 10:00 chiều · Không thíchThích · 2.Văn Thành Nhân Chị Nguyen Tuyet Hanh là ở nhà xuất bản à? Thế mà chơi với nhau bao nhiêu lâu em không biết, đểu thế.ngày 16 tháng 7 lúc 10:04 chiều · ThíchKhông thích.Nguyen Tuyet Hanh Ừ chị làm ở nhà XB HỘI TOÀN ĐỂUngày 16 tháng 7 lúc 10:09 chiều · Không thíchThích · 1.Nguyen Hue Chi Thai He he một nhà xuất bản NTH 2 nhà thơ CM , CT mà không xì ra được một chuỗi đểu toàn tập như VTN và các còm si QC nhángày 16 tháng 7 lúc 10:11 chiều · ThíchKhông thích.Mít Sấy kết cái ng chụp ảnh có hồn và tình người, hờ hờThứ Ba lúc 9:14 sáng · Không thíchThích · 1.Danny Vu Đểu, từ cổ, là những người phu khiêng cáng thuê ngày xưa (đểu cáng), thường hay tập trung chờ việc ở phố Chợ Gạo bây giờ. Đó là những người nghèo khổ, kiếm sống nhọc nhằn vất vả lắm, không được sướng như VTN đâu. Lẽ ra phải viết, đời mình không đểu tí nào mới đúng.Thứ Ba lúc 11:13 sáng · Không thíchThích · 2.Hoang Hai Bang He he he… hóa ra ý nghĩa từ đểu nó thế à bác Danny Vu? Hay nhỉ! Nhưng mà viết như bác gợi ý thì nó… không đểu, mất hay đi, hì hì hì…Thứ Ba lúc 11:16 sáng · Không thíchThích · 1.Danny Vu Hay nhưng mà đểu. Ko được, Hoang Hai Bang ạ. Lol.Thứ Ba lúc 11:28 sáng · ThíchKhông thích.Văn Thành Nhân ‎Mít Sấy. Thích người chụp ảnh có hồn và có tinh người à? Một chầu cà phê cho 4 người.
Gía đấy hơi bi rẻ đấy, không đểu đâu. he he.Thứ Ba lúc 3:02 chiều · ThíchKhông thích.Văn Thành Nhân ‎Danny Vu. Thằng cu cháu nhà em khách dến chơi nhà bảo nó cười đi, nó nhe cái lợi, con cái môi lên cười. Thế là các ông các bà ai nấy đều bảo: Ôi thằng cu này cười trông đểu thế.
Có bà lại nói.
– Càng ngày trông nó càng đểu.
…Thứ Ba lúc 3:06 chiều · ThíchKhông thích · 1.Nguyen Hue Chi Thai Thế VTN không dạy nó nói …ai bảo nó kiểu gì ..xấu , đẹp…. thằng cháu anh chỉ cần trả lời một điệp khúc “Hi hi Con trông đểu giống bác , ông , gì” được các ông bà , gì sửa lại ngay thằng cu này xinh quá .. để được trả lời” vì con giống gì nè” hay ông HHB mà khen đểu giống ông VTN ghê- là nó nói ngay :” con đểu giống ông HHB mà “!!!? chắc cúThứ Ba lúc 3:56 chiều · Đã được chỉnh sửa · Không thíchThích · 1.Giang Nguyen Bố khỉ, càng lớn càng giống ông he heThứ Ba lúc 3:56 chiều · Không thíchThích · 1.Văn Thành Nhân ‎Giang Nguyen. Chả biết ông nào. Đểu thế chứ lị.Thứ Ba lúc 3:57 chiều · ThíchKhông thích · 1.Hoa Tieu Dinh Thế VTN thích làm người Đểu hay không đểu đây ?Thứ Ba lúc 4:12 chiều · Không thíchThích · 1.Giang Nguyen Đểu thì mới lơ lửng chứ anh Văn Thành Nhân.Thứ Ba lúc 4:23 chiều · Không thíchThích · 1.Văn Thành Nhân ‎Hoa Tieu Dinh. Chỉ nói về chuyện chụp ảnh thôi.
Mấy lần mình chụp được vài kểu ảnh khác người, chẳng giống ai. Đưa cho chính nhân vật xem, ai nấ́y đều cười khoái chí và bảo mình.
– Khiếp, ảnh đểu thế, anh chụp lúc nào thế, gửi cho em nhé. Eo ơi anh đểu thế.Thứ Ba lúc 8:36 chiều · ThíchKhông thích · 2.Hoang Hai Bang He he he… Quên, qua tới giờ mới nhớ kích thích lão chuối… Sướng chửa, Thứ Ba lúc 8:44 chiều qua di động · Không thíchThích · 2.Văn Thành Nhân ‎Hoang Hai Bang. Hôm nay mới kich thích là hơi bị muộn đấy. May mà anh chú mày hôm nay hơi bị dịu dàng vì vừa làm vài cốc Hải xồm về. Không là anh unfriend thằng em Đểu ngay.Thứ Ba lúc 8:56 chiều · ThíchKhông thích · 1.Son Truong Còn nợ bác Tấn Lộc 2 nghìn đấy nhé!Thứ Ba lúc 9:28 chiều · Không thíchThích · 3.Văn Thành Nhân ‎Son Truong bảo ai nợ Hai nghìn đấy. Còm kiểu gì mà đểu thế ? Tôi nợ kệ thì tôi.Thứ Ba lúc 10:08 chiều · ThíchKhông thích · 2.Huong Mai Vo Mình đi vắng ít ngày, về nhà thấy anh Văn mềnh viết bài hay Đểu thế !12 giờ trước · Không thíchThích · 1

Kể chuyện đi xem Sex.

Đừng ngại ngùng.

Hình ảnh người con trai ngoài 60 tuổi đạp xe lôi đưa người mẹ hơn 90 tuổi đi du lịch vòng quanh Trung Quốc, bởi khi còn trẻ mẹ anh chưa bao giờ được đi du lịch. Hình ảnh đó làm mình cảm kích về lòng hiếu thảo của người con với mẹ của mình.

Chưa hết, hôm sang Thái mình lại gặp hình ảnh người con trai hơn 50 tuổi đẩy chiếc xe lăn đưa người cha già bại lệt đi xem Sexshow lại một lần nữa làm mình vô cùng xúc động.

Không phải chỉ gặp chuyện tương tự một lần mà là vài lần, không phải chỉ có một ông cụ già ngồi trên xe lăn mà là mấy cụ ngồi trên xe lăn trong đó có cả các cụ bà đang ở tuổi gần đất xa trời. Chẳng hiểu các cụ có cảm xúc, cảm giác gì không, nhưng mình vẫn coi đó là một hành động đẹp. Thôi thì đời người ai cũng giống ai về cái khoản Sex, đã sang đến đây thì cũng nên xem một lần cho biết.

Hướng dẫn viên người Thái là anh Đông Giá nói với chúng tôi.

– Đặc sản của đất nước Thái lan là các chương trình Sex show, trong đó phải kể đến có một không hai trên thế giới là các chương trình biểu diễn nghệ thuật của những người chuyển đổi giới tính Alcaza Show. Đất nước Thái Lan của chúng tôi có thể nói là không đẹp, ai đến đây đều nói như vậy. Nhưng khi được hỏi có muốn quay trở lại lần nữa không thì phần lớn đều nói là Có. Bãi tắm Pattaya có đẹp bằng các bãi tắm miền Trung Việt Nam không? Mọi người đều nói: Không. Nhưng nếu được hỏi có muốn quay lại Pattaya hay không thì mọi người đều nói: Có.

Vậy thì điều gì đã cuốn hút du khách đến với Thái lan như thế.

Đó là Sex và Sexshow cộng dịch vụ hoàn hảo.

Sex Thai nó như thế nào thì các bạn đi sẽ biết. Ở đây khó kể chi tiết lắm.

HDV Đông Giá nói với chúng tôi rằng.

– Có nhiều loại hình sex ở Thái, có loại tốt thì tốt tiền, có loại rẻ tiền…. nhưng các anh chị hãy cẩn thận khi đi chơi. Có thể Gía sẽ phải đến sở cảnh sát để đón các anh về vì bị họ lột hết quần áo và tiền bạc nếu các anh gặp những cô gái đón khách bên bờ biển Pataya.

Chẳng chơi, mà cho dù mình có muốn cũng chẳng chơi vì nhiều lí do.

Đi xem Sex show.

Đông Giá nới với chúng tôi.

– Có 5 show, nhưng có nhiều tiết mục trùng hợp giữa các show với nhau. Ai đi xem đăng ký với Gía.

Mọi người hỏi về giá cả của mỗi Show. Cuối cùng nhóm người đã có gia đình đi đến một quyết định chung: Chỉ xem ba show với giá tổng cộng là 100 usd như cái giá mà HDV Đông Gía đưa ra cho mọi người.

Bà xã mình lăn tăn lắm. Bởi trước khi đi con gái và con rể mình đã căn dặn đi căn dặn lại là bố mẹ chỉ nên xem một show ngoài chương trình thôi, con xem cả 5 show rồi, không hay mà lại tốn tiền.

Ừ hữ cho xong chuyện, sang bên này đâu có con gái mà ngại nó ngăn cản. Nghĩ vậy nên mình quyết định chơi luôn 3 show. Ha ha. Hai trăm đô đâu có là cái gì, nghèo thì nghèo sang đây phải xem cho máu, ở Việt nam có bỏ ra nghìn đô cũng chẳng có mà xem. Cả đời có một lần đi xem của thiên hạ bằng mắt thật người thật thì đâu gì mà tiếc. Không xem sau này về nước lại hối hận. Là mình nghĩ như thế.

Chuyện đã rồi, bà xã mình cũng càu nhàu một lúc về Ba hay Một, nhưng cuối cùng bà í cũng im lặng.

Thế là bọn mình xem ba showsex ngoài tour cùng một Alcaza Show trong Tuor do những người chuyển đồi giới tính biểu diễn nghệ thuật. Tổng là 4 show trong hai đêm ở Pattaya.

Xem xong cả 4 chương trình tuyệt vời đó, bà xã mình chả thấy nói gì về chuyện con gái căn dặn trước khi đi nữa. Bà còn ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời cuả những người đàn ông sau khi chuyển giới.

Khi về nước, em gái mình đi trước mình một ngày và về trước mình một ngày. Gặp nó thì được nó kể.

– Em xem cả 5 show cũng chỉ mất có 100 đô Mỹ, anh xem thế là đắt.

Nghe cô em mình nói xong, mình cũng im lặng và cũng không nói gì với bà xã về chuyện giá cả của 3 show nữa. ./.

Không có nhẽ mới chỉ có hai ngày lại có hai giá khác nhau.

100USD/ 5 Show và 100 USD/ 3 Show.

Một góc thành phố nhỏ Pattaya.

Nơi có diện tích nhỏ hơn thành phố Vũng Tàu của Việt Nam, nhưng lượng khách du lịch đến đây trong một năm cao hơn lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng trong một năm.

Đi chơi kể chuyện

Kinh nghiệm rút ra qua một chuyến du lịch.

Sang đến đất Thái, một hướng dẫn viên người Thái nhận bàn giao chúng tôi từ Thuyên, một hướng dẫn viên người Việt đi theo đoàn từ Việt Nam

. Điều này cũng dễ hiểu bởi làm hướng dẫn viên trên đất Thái phải là người Thái và được cấp giấy phép Guide Tour của Cơ quan Du lịch Thái.

Anh Gía, hướng dẫn viên cho đoàn chúng tôi là người Thái gốc Việt khoảng 43- 44 tuổi.

Anh nói nhưng chẳng hiểu có đúng như vậy không.

– Em là Trần Đông Gía, em trai của Trần Xuân Gía. Hì hì.

Là người sống ở quận 2, Sài gòn anh cùng gia đình vượt biên sang Thái từ năm 1982 từ khi còn nhỏ tuổi. Không hiểu sao anh lại chọn Thái Lan làm nơi định cư. Rồi anh lấy một cô vợ người Thái gốc, cũng làm Guide Tour. Sống với nhau chán như con gián, họ li dị. Rồi cũng chẳng hiểu sao anh không được nuôi con, không được chăm sóc con. Hỏi anh tại sao thì anh bảo bởi cái luật bên này nó thế, cho dù đàn ông bên Thái luôn luôn ít hơn tổng số đàn bà cộng với những người chuyển giới.

.

Nói tiếng Việt hơn cả người Việt, chơi chữ, tiếu lâm, hài hước hơn cả người Việt. Nói chuyện với đồng nghiệp, lái xe, chủ nhà hàng, nhân viên các khu Du lịch là người Thái anh nói như người Thái. Nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng Anh thì Gía nói hay như người Sài gòn nói tiếng Anh.

Am hiểu lịch sử đất nước, văn hóa, du lịch…. đặc biệt anh đã dành những lời tốt đẹp từ đáy lòng để nói với du khách về sự tôn trọng của anh với nhà Vua Bhumibol Adulyadej .

Anh khuyên mọi người chúng tôi đừng nói những lời lẽ, hành động xúc phạm Nhà vua, nếu một người Thái tình cờ nghe thấy những lời lẽ không tốt đó, họ sẽ báo cảnh sát và bạn sẽ rắc rối mà không ai có thể giúp được bạn. Như vậy thì bạn sẽ bị tạm giam và sẽ phải trả tiền vé máy bay và nhiều khoản tiền khác cho lời nói và hành động dại dột.Anh kể. Có một người Việt đi du lịch Thái lan, trong chuyến đi, khi thăm cung điên của nhà Vua đã vô tình hỏi: Không hiểu nhà Vua đi ỉa ở đâu và ỉa như thế nào. Thếl à co một người Thái nghe thấy câu đó, anh ta báo cảnh sát và đương nhiên người đó đã bị tạm giữ và tất nhien anh ta không thể về nước cùng đoàn. Mọi chi phí phát sinh sẽ phải đợi người từ Việt Nam chuyển sang. Đương nhiên Sứ quán cũng chẳng giải quyết được chuyện này bởi đây là niềm tin, là đấng thiêng liêng và là niềm tự hào của dân tộc Thái….

Anh Gía nói chuyện rất có duyên, anh kể chuyện vui nhằm nâng cao kiến thức cho du khách, bằng cách đó anh đã giúp chúng tôi tiếp thu được nhanh hơn, nhiều hơn những bài nói khô khan.

Chính vì thế nên đoạn đường di chuyển dường như ngắn lại, thời gian du lịch cùng dường như trôi nhanh hơn.

Khi từ bờ biển Pataya để đi tàu cao tốc sang đảo Ko Lan. Anh ta căn dặn du khách chúng tôi.

– Sang bên đảo, nếu các anh các chị muốn sử dụng dịch vụ gì bên đó hãy nói với Gía, Gía sẽ giúp các anh các chị. Tại đảo có dịch vụ thuê mô tô nước nếu anh chị nào có muốn chơi loại hình đó hãy nói chuyện về giá cả cho cẩn thận nếu không dễ bị mắc lừa về giá thuê là tiền Bath sang tiền Mỹ lắm đó.

Về điều này, anh bạn tôi đi sang đó trước một tháng đã cảnh báo cho tôi.

Một anh đi chuyến trước, sau khi mặc cả với họ giá cả xong xuôi, anh chàng người Việt lái Mô tô nước đi vòng quanh khu vực đã cắm phao an toàn. Trở về trả xe, anh ta bị chủ xe mô tô bắt phải trả tiền bồi thường vì đã làm xước sát phao an toàn đặt trên biển. Cò kè, ngôn ngữ bất đồng, nói chuyện mỏi tay. Hướng dẫn viên cho đoàn đó cũng bất lực. Cuối cùng chàng trai người Việt phải trả thêm 200 Đô la Mỹ vì can tội làm xước phao.

Sự thực thì anh ta chẳng làm xước tẹo nào….

Nhưng đây lại là chuyện khác.

Bữa đó anh Gía đã cảnh báo, nếu xảy ra chuyện gì là Gía cũng chịu thua bởi chuyện lừa đảo du khách đã là chuyện cơm bữa trên đảo Ko Lan này rồi. Cảnh sát ở đây cũng bất lực, có thể đây là lãnh địa làm ăn của Mafia Thái.

Lão ” Ma làm ” , chúng tôi gọi là lão là Ma làm.

Tuổi lão ngót nghét 60. Lão đi cùng gia đình thành một đoàn 9 người cả vợ con của lão. Không ngày nào là lão không làm nên chuyện ầm ĩ trong cái gia đình của lão. Hôm lão quên cái này, hôm quên cái khác. Hôm lão mua cái áo làm quà cho người nhà thì lại không xem Size. Vợ lão suốt chuyến đi cứ kêu khổ với lão này quá, còn lão thì cứ cười hềnh hệch như trẻ con.

Sang đảo. Lão thuê một cái Mô tô nước với giá thỏa thuận bằng tay là 400 Bath. Yên tâm vì mình đã có thể nói là biết giao dịch không cần phiên dịch.

Lái vài vòng, lão trả Mô tô, lão trả tiền.

– No, no pho hăn rệt đô lớt a me ri ca.

Thằng cha chủ xe Mô tô xòe 4 ngón tay nói: Pho hăn rết đô lớt a me ri ca.

Lão ngớ người ra. Lão ra sức dùng tay chân để thuyết phục thằng chủ xe. Lão cố nhét 400 Bath vào tay hắn…

Đang đứng chơi dưới biển, mình nhìn vào bờ thấy đúng là lão “Ma làm “đang cố nhét tiền vào tay thằng cha người Thái đen nhẻm do phơi nắng suốt ngày ngoài biển. Thằng chủ xe hất tay lão ra. Lão cúi xuống cát nhặt tiền, cứ thế, cứ thế, miệng lão cười rất chi là cầu tài.

Thấy có chuyện, mình lên bờ đi gặp Hướng dẫn viên Gía.

Nói qua với Gía về lão “ Ma làm”.

Gía bảo.

– Xong rồi.

Sau một hồi cò cưa, cho dù đã trả thêm cho thấy chủ xe Mô tô nước 200 Bath tổng là 600 bath để êm chuyện, nhưng cũng không xong. Tiền của lão ” Ma làm” vẫn bị thằng chủ xe hất xuống cát.

Lão ” Ma làm ” quay trở về khu ghế ngồi. Lão cười nhăn nhở với vợ, với con lão và mấy người cùng đoàn.

Gần đến giờ đoàn phải quay vào bờ. Tay chủ xe người Thái cùng vợ đến gặp lão ” Ma làm ” .

Lúc này Gía mới ra tay. Hai bên trao đổi với khá gay gắt. Tất nhiên là Gía cũng chả dại gì mà làm mạnh vì nghề Guide của Gía còn phải qua lại với cái đảo Ko Lan này nhiều nhiều.

Sau một hồi thỏa thuận, tranh luận giữa Gía và tay chủ xe, lão « Ma làm » phải trả với cái giá cuối cùng là 1200 + 400 Bath= 1600 Bath tương đương 1.100.000 VNĐ/ 20 phút cầm tay lái mô tô nước.

Đây cũng là một kinh nghiệm khi sang đảo Ko Lan ở Pattaya Thailand

Tất nhiên đối với những người là Đại gia thì 50 USD cho 20 phút lái Mô tô nước thì số tiền này cũng chỉ là chuyện nhỏ.

Kể chuyện đi chơi.

Kinh nghiệm rút ra qua một chuyến du lịch.

Lần đầu tiên sang Thái lan mình cũng như mọi người đều không khỏi bỡ ngỡ. Điều này cũng chẳng có gì là lạ.

Sau khi trở về nhà, ngồi ngẫm nghĩ lại cũng có nhiều điều muốn chia sẻ để những người đi sau có thể coi đây là một kinh nghiệm có ích.

Trước hết nói về ngày đầu tiên ở Thái. Khách đến ăn tại nhà hàng tại sân bay Suvanabumi

Sau khi xuống sân bay đoàn chúng tôi được đưa đi ăn ngay tại nhà hàng trong khu vực sân bay. Đây là một nhà hàng lớn có thể chứa được một lúc 500 khách ăn theo kiểu Tự chọn [ Bup phê ].

Mỗi người đến ăn ở đây được cấp một tập phiếu ăn, mỗi phiếu ăn có ghi giá trị bằng Bat Thái. Điều đó có nghĩa là bạn có thể ăn bất cứ món gì mà bạn thích, mà ở đây có hàng trăm món ăn mặn và các món tráng miệng như hoa quả, chè, bánh ngọt… Nhưng bạn chỉ được ăn trong phạm vi giá trị của tổng số tiền đã ghi trên các phiếu ăn đó.

Chỉ cần chỉ vào món ăn mà bạn thích, nhân viên họ sẽ tự giác rút phiếu ăn có giá trị tương đương món ăn mà bạn yêu cầu. Không cần biết tiếng Anh bạn vẫn có thể ăn món ăn mà bạn yêu thích bằng động chỉ tay vào món ăn đang để trong tủ hoặc trên khay. Thế là OK.

Tất cả nhân viên ở đây đều nói tiếng Anh tốt, điều đó thật là thuận tiện.

Bạn không thể ăn nhiều hơn số tiền đã được quy định trên phiếu, đương nhiên nếu muốn ăn hơn bạn vẫn có thể bỏ thêm tiền mặt [ Bath ]. Nhưng phần lớn du khách đều ăn không hết.

Nếu ăn không hết giá trị số tiền ghi trên các phiếu đó, bạn có thể quy đổi ra tiền Bath

để dùng vào việc chi tiêu khác.

Tuy nhiên nếu còn thừa tiền sau khi bạn đã đủ no và chán thì số tiền quy đổi giá trị cũng chỉ bằng một hoặc hai chai nước lọc đóng chai nhựa cộng vài cái bánh ngọt nho nhỏ.

Hôm đó tôi yêu cầu món Gà rán thì được nhân viên nói với tôi rằng 50 Bath

cho ¼ con gà. 35.000ng VND, qúa rẻ.

Về khoản này, du lịch Thái Lan hơn hẳn. Dọc chiều dài nhà hàng.

Đối với du khách Việt, phần lớn đều ăn không hết giá trị tiền ghi trên phiếu, nhưng với khách Trung Quốc thì có vẻ hơi thiếu. Về khoản ăn nhiều và ăn khỏe, mình kính phục nhân dân Trung Quốc lắm lắm. Chuyện này mình sẽ kể thêm ở phần sau.

Vợ nó.

Vợ nó.

Sáng ngủ dậy, vợ nó hỏi.

– Hôm nay anh có sang Nguyễn Văn Cừ không?

Nó uể oải bào: Có.

Nguyễn Văn Cừ là phố, nơi đây tập trung các nhà nghỉ, khách sạn, nhà khách và cũng là nơi hẹn hò để gái gú và cũng là nơi bị mang tiếng là một địa điểm gắn liền với sự hư hỏng và cũng là cơ quan của nó.

./.

Sáng nó ngủ dậy cùng vợ nó lúc 5h . Vợ nó hỏi.

– Em đi Bờ hồ, anh có đi cùng em không?

Nó bảo:

– Không.

Vợ nó hỏi.

– Đi cùng em ra Bờ hồ Hoàn Kiếm tập có thích hơn không.

Nó bảo vợ nó.

– Hôm nay nếu anh đi Bờ hồ với em thà anh ra nhảy cắm đầu xuống sông Hồng còn hơn.

Nói xong nó chạy ra sông Hồng thật.

./.

Đi uống bia trưa về đến nhà, vợ nó bảo nó.

– Anh để điện thoại ở nhà, từ nãy cô Yến gọi cho anh ba lần rồi đấy.

Nó hỏi vợ nó.

– Sao em biết cô Yến gọi cho anh?

Vợ nó bảo.

– Em thấy màn hình điện thoại hiện lên chữ: Em Yến.

Yến là bạn gái rất thân thiết của nó.

./.

Nó mặc quần sooc ngắn, kính dâm, găng tay, kẹo bánh chuẩn bị đi đạp xe. Vợ nó nói.

– Hôm nay anh đạp xe với các anh Đức Hói, anh Phúc mù, anh Vượng què à?

Nó bảo vợ nó.

– Ừ.

Nó mặc quần dài chuẩn bị nước bình, kẹo bánh, kính mũ. găng tay … để đi đạp xe.

Vợ nó hỏi.

– Hôm nay anh đạp với cô Y. , cô X., cô H. toàn gái à?

Nó nói.

– Chính xác. Sao em biết?

Vợ nó bảo.

– Nhìn quần thì biết đi anh đi với ai.

./.

Nó đi chơi bạn gái, có người nhìn thấy về mách vợ nó để tâng công. Nghe kẻ tâng công kể lể một hồi, vợ nó im chả nói gì. Kẻ tâng công nói xong, mệt thì nghỉ.

Lúc đó vợ nó mới nói với kẻ ton hót.

– Cút mẹ mày về đi, về mà giữ chồng mày ở nhà í, đéo khiến mày giữ chồng cho người khác. Ốc đéo mang nổi mình ốc lại đèo thêm rêu. Biến không bà đánh chết mẹ mày bây giờ.

./.

Một cô hàng xóm đi qua nhà nó, dừng chân kiếm chuyên làm quà.

– Chị ơi, sao chồng chị mặt mũi thế nào mà dạo này nhiều trứng cá thế. Vừa xấu vừa đen.

Vợ nó nghe xong liền nói.

– Địt mẹ con dở hơi kia. Trứng cá thì kệ mẹ tao, hay là mày yêu chồng tao rồi, tổ sư mày mê chồng tao rồi phải không, thế bây giờ mày thích gì, thích gì?

Cô hàng xóm chả nói được gì vì thấy mình dở hơi rồi, xách túi dông thẳng.

./.

Hôm nay là sinh nhật lần thứ 50 của vợ nó.

./.

Nó thường nói với người thân và bạn bè của nó.

– Vợ tao như chị, như bạn gái, như người tình, như em gái, như mẹ của tao.

.ThíchKhông thích · ·Không theo dõi nữaTheo dõi · Chia sẻ · Xóa
Ngoc Vu, Lam Khê, Upin Trần và 28 người khác thích điều này..

Hiếu Phạm Ếu ơi, vợ anh Nhân tuyệt quá!
Tự nhiên muốn…nhận vơ làm…. quá! hí hí…ngày 7 tháng 6 lúc 10:52 sáng · Không thíchThích ·
10.Cỏ May Em ngưỡng mộ người phụ nữ của anh quá! Em chúc mừng sinh nhật chị nhà nhé, anh!ngày 7 tháng 6 lúc 10:55 sáng · Không thíchThích ·
10.Hiếu Phạm ‎Cỏ May thân mến! Nếu muốn trở thành người vợ tuyệt vời như chị ấy, tối thiểu Cỏ May tìm được người đàn ông như anh ấy!
Em..cuồng like anh Nhân! Yeah…!ngày 7 tháng 6 lúc 10:57 sáng · Không thíchThích ·
11.Vân Đỗ Hải Hiếm có khó tìm lắm …..bạn Văn ơingày 7 tháng 6 lúc 10:57 sáng · Không thíchThích ·
6.Hanh Hoang Chúc mừng sinh nhật bà xã bọ Văn nhé. Chúc đôi tình già trăm năm mọi thứ vẫn chạy tốt, he hengày 7 tháng 6 lúc 11:06 sáng · Không thíchThích ·
8.Phan Chi Thang ‎Văn Thành Nhân viết cực hóm!ngày 7 tháng 6 lúc 11:06 sáng · Không thíchThích ·
6.Hoai Duc Nguyen Đúng là cách thể hiện tình cảm của mỗi người dành cho người mình yêu thương đều chẳng giống nhau.Tuy nhiên mỗi hành động,mỗi cử chỉ,hay mỗi lời nói của người vợ yêu chồng luôn chan chứa sự bao dung và độ lượng.Chúc anh chị suốt đời nắm tay nhau hạnh phúc nhé.Và anh hãy bớt đi sự cộc cằn đáng yêu đang có mà tập nói thêm với vợ nhiều lời yêu thương nhé anh.ngày 7 tháng 6 lúc 11:09 sáng · ThíchKhông thích ·
11.Cá Gỗ Phải chơi với nó, phải biết vợ nó mới thấy chuyện này của nó hoàn toàn chính xác đúng như những gì mà nó và vợ nó đã, đang và sẽ…:)))ngày 7 tháng 6 lúc 11:11 sáng · Không thíchThích ·
12.Phan Chi Thang Viết tiếp: Không dám công khai chúc mừng sinh nhật vợ Văn Thành Nhân, sợ rồi sẽ có đoạn văn: “Sinh nhật thì kệ mẹ vợ tao, hay là mày mê vợ tao rồi, thế bây giờ mày thích gì, thích gì?”
He he!ngày 7 tháng 6 lúc 11:12 sáng · Không thíchThích ·
18.Hiếu Phạm Chả thế mà tuần nào “nó” cũng độp đi độp lại độp lên độp xuống với các Búp Sen ở Đầm Sen… mà vẫn an toàn và ngày càng tươi tốt!ngày 7 tháng 6 lúc 11:15 sáng · Không thíchThích ·
9.Giang Nguyen Hôm nay nó ngồi viết note, vợ nó đi ngang quá, liếc xéo thấy vợ vợ liền ghé xuống xem, điều không thường xảy ra
Chiều nó thấy trên mâm có con gà mái đẻ mà vợ nó cưng nhất – khỏa thân
Bên cạnh là chai rượu nếp cái – từ lâu vợ có không cho nó uống vì lo sức khỏe của nó.ngày 7 tháng 6 lúc 11:17 sáng · Không thíchThích ·
9.Giang Nguyen Vợ chồng nó – liên hoan sinh nhật giản dị – có chén giao bôi.ngày 7 tháng 6 lúc 11:19 sáng · Không thíchThích · 5.Phan Chi Thang Chép vào đây bài thơ nịnh vợ:
http://www.facebook.com/notes/phan-chi-thang/b%E1%BB%99c-b%E1%BA%A1ch/402552542389Bộc bạch
Người khác yêu em có thể nhiều hơn Nhưng không biết nỗi buồn nào em khóc Không t…hấy chìm trong dạt dào suối tóc Sợi sương phai em thầm dấu cô đơn Người khác yêu em có thể nhiều hơn Ai dám…Xem thêm
Của: Phan Chi Thang
.ngày 7 tháng 6 lúc 11:23 sáng · Không thíchThích · 5 · .
Cá Gỗ Nhiều khi thấy nó lang bang, bông phèng cả ngày hết em này đến em khác ngay trước mặt vợ nó mà băn khoăn… chẳng lẽ nó mất khả năng làm con đực hay sao mà vợ nó thả hoang đến thế ?!!!ngày 7 tháng 6 lúc 11:24 sáng · Không thíchThích ·
11.Tấn Lộc ‎Giang Nguyen chờ đến chiều xem thế nào đã. Chú chỉ được cái “chưa ngậm thuốc đã bật diêm”. Biết đâu hứng lên lại gọi điện thoại mời anh em cùng nhậu mừng thì sao !ngày 7 tháng 6 lúc 11:28 sáng · ThíchKhông thích ·
6.Hồng Chương Phan ‎:
VTN viết mảng này cực hóm
(nhưng nói cho oai chứ cũng chưa khoanh rõ mảnh được.)
tài nịnh vợ bẩm sinh thì rõ rồingày 7 tháng 6 lúc 11:55 sáng · Không thíchThích ·
7.Nguyen Xaun Thom Này ông Nhân, vợ ông tầm cỡ ngoại trưởng Hoa Kỳ (bà Hillary),bênh chồng chằm chặp, nhưng nói một câu thôi, thì sỹ diện nhưTàu Khựa củng run nhong nhóc’ngày 7 tháng 6 lúc 12:19 chiều qua di động · Không thíchThích ·
2.Minhchau Nguyenthi Chuối, bẩu “vợ nó” cho tớ cái hẹn đến chép mấy bài chửi giữ chồng nhangày 7 tháng 6 lúc 1:06 chiều · Không thíchThích ·
10.Quyên Đỗ Tuyệt quá, đọc cái notes này mới thấy “Nó” Văn Thành Nhân có Hiếu, có Nghĩa,có Tình với Em/Chị/Bạn/Vợ/Mẹ của Nó như thế nào….Mà công nhận Vợ nó hay thật….cái gì của Nó, vợ nó cũng biết, cũng hay, cũng hiểu, cũng chia sẻ, bênh vực và yêu thương….Đời Nó sao mà hạnh phúc thế….vừa có tri âm tri kỷ trong nhà, vừa có “Bà La sát”, vừa có Sư tử Hà Đông,vừa có người tình tuyệt vời, vừa có mẹ kính yêu…ngày 7 tháng 6 lúc 1:08 chiều · Không thíchThích ·
5.Tran van Loc · Bạn với Cỏ May và 2 người khác
Bái phục, bái phục các bọ!!!ngày 7 tháng 6 lúc 1:11 chiều · Không thíchThích ·
3.Dongngan Doduc ngưỡng mộ quá, cái cô vợ sinh nhật hôm nay ấy. Cả nước Nam mới có cô vợ như thế đấy. hàng mẫu quốc gia!ngày 7 tháng 6 lúc 1:12 chiều · Không thíchThích ·
6.Tran van Loc · Bạn với Cỏ May và 2 người khác
Từ trước đến nay toàn các “nó” nói xấu vợ nó chứ ít ai khen vợ như “nó” thế này,.ngày 7 tháng 6 lúc 1:18 chiều · Không thíchThích ·
7.Cải Quỳ Mình đang tức vì chiện sao cái ghi chú này lại ko hiện lên Trang tin gì cả . Nhưng nhìn sang cạnh hóa ra TG đã tag vào nhà mình mà mình còn mải lang thang có về ” Nhà ” đâu mà biết chứ !?ngày 7 tháng 6 lúc 1:18 chiều · Không thíchThích · 4.Tran van Loc · Bạn với Cỏ May và 2 người khác
Tôi lạy ông Cầu bà Quán
Phù hộ cho mẹ đĩ nhà tôi
Nó ăn nó chơi
Nó tươi nó cười
Như con ngựa ngáp
… Làm ăn chậm chạp
Có tính nỏ mồm
Đi chợ bao nhiêu khoai lang củ từ cũng chứa
Vớt bèo thì ngứa
Xay thóc nhức đầu
Chăn trâu ngã nắng
Chồng giận chồng mắng, có tính hờn cơm
Ra chân đóng rơm
Cắn chắt trừ bữaXem thêmngày 7 tháng 6 lúc 1:19 chiều · Không thíchThích ·
7.Tri Ta Trong Chưa thấy nó mang vợ nó đi ộp bao giờ nhỉ, hay là nó dấu? Hay là vợ nó còn phải gác gôn, chờ con nào đến kiếm chuyện làm quà để phang chết mẹ nó đi trừ hậu họa? Sinh nhật vợ nó hôm nay à? Chúc mừng vợ nó, nó, con trai, con gái, con rể, và cả cháu ngoại nó nữa nhé, chúc gia đình nó có một buổi sinh nhật Em/Chị/Bạn/Vợ/Mẹ nó tuổi tròn nửa thế kỷ.ngày 7 tháng 6 lúc 1:35 chiều · Không thíchThích ·” 9.Loan Hung Cho tớ chúc mừng SN ” vợ nó” nhé,” nó” hạnh phúc thật khi” vợ nó như chị, như bạn gái, như người tình, như em gái, như mẹ” của nó.ngày 7 tháng 6 lúc 2:13 chiều · Không thíchThích ·
3.Ngoc Lan Nguyen Văn Thành Nhân: Cho tôi gửi lời chúc mừng sinh Nhật người phụ nữ tuyệt vời đó nhé.ngày 7 tháng 6 lúc 2:20 chiều qua di động · Không thíchThích ·
2.Đỗ Hương mình thích người sinh nhật hôm nay và mình thích cả chồng của cô ấy. Người đàn bà như cô ấy khiến mình thấy cuộc đời thật nhẹ nhàng và tình yêu thật dịu dàng. Cho mình gửi nhời chúc sinh nhật đến cô ấy và nói với cô ấy giúp mình: mình không less – nhưng mình cực thích cô ấy.ngày 7 tháng 6 lúc 2:55 chiều · Không thíchThích ·
4.Tracy Mạc Mạc He…he…Đại tẩu! Muội chúc mừng sinh nhật đại tẩu!ngày 7 tháng 6 lúc 3:47 chiều · Không thíchThích ·
2.Tri Ta Trong Đỗ Hương cẩn thận, thích cả nó nữa á? Vợ nó mà nghe thấy lại nổi cơn tam bành lên bi giờ.ngày 7 tháng 6 lúc 4:48 chiều · Không thíchThích ·
4.Đỗ Hương mình biết bạn ấy rồi – khỏi dọa :)). Yêu nhau là đằng khác.ngày 7 tháng 6 lúc 4:49 chiều · Không thíchThích ·
1.Dan Choa Chúc mừng sinh nhật của cô Tổng nhá.ngày 7 tháng 6 lúc 5:09 chiều · Không thíchThích ·
1.Chung Le Đọc xong thì thấy yêu vợ ló hơn ló, he he. Chúc mừng sinh nhật vợ ló nhà, Bọ Chuối.ngày 7 tháng 6 lúc 5:16 chiều · Không thíchThích · 5.Huong Tran Chúc mừng sinh nhật của chị dâu, chúc anh chị mãi mãi bên nhau!ngày 7 tháng 6 lúc 5:56 chiều · Không thíchThích ·
3.Cua Đồng Nhà Quê Em chẳng biết nó là ai nhưng cứ chúc mừng và ngưỡng mộ bà vợ nó đã. Tuyệt vời. Nhiệt liệt chúc mừng :)ngày 7 tháng 6 lúc 9:03 chiều · Không thíchThích ·
4.Hoan Le Chả hiểu bu ‘nó’ đẻ ‘nó’ giờ nào mờ ‘nó’ sướng thía. ‘Nó’ mí nường thổi nến chửa? đừng mua 50 cây nhá, thổi xong hết hơi chả còn cơm cháo được giề. Còn mẩu bánh nào thì ới miềng môt câu, miềng qua hát chúc mừng xinh nhật bông hoa sen nhà ‘nó’ nhángày 7 tháng 6 lúc 9:53 chiều · Không thíchThích ·
5.Mùa Đông Iem chỉ nói được nhõn nhời: Nhất chuối!ngày 7 tháng 6 lúc 10:03 chiều · Không thíchThích ·
3.Cún Nguyên Con Thì em Y, bạn gái nó đấy, suốt ngày phải mua trái cây và bánh nịnh vợ nó để được rủ nó đi chơi, cà phê tâm sự về tình yêu tình báo… Có đợt em Y kéo nó đi nhiều quá, gặp vợ nó còn phải giả lả, “Ơ là chị đấy à, thế mà mắt em nhìn thế nào lại hóa ra con bé H, chưa dám chào…”ngày 7 tháng 6 lúc 10:34 chiều · Không thíchThích ·
1.Cún Nguyên Con Giờ thì em đã hiểu nhờ đâu nó mạnh miệng thế.ngày 7 tháng 6 lúc 10:36 chiều · Không thíchThích ·
1.Cún Nguyên Con Chúc mừng sinh tình yêu của nó nhé. Quà thì em gửi em Y mang đến rồi đấy.ngày 7 tháng 6 lúc 10:38 chiều · Không thíchThích ·
1.Cua Đồng Nhà Quê Ơ thế Cún biết nó là ai à? Bẩu anh biết vớingày 7 tháng 6 lúc 10:38 chiều · ThíchKhông thích.
Cún Nguyên Con Em biết em Y bạn gái nó thôi!ngày 7 tháng 6 lúc 10:39 chiều · Không thíchThích ·
1.Danny Vu Yêu chồng như vậy là tốt, nhưng đừng nói tục nhiều thế, trẻ con nó bắt chước!Thứ Sáu lúc 6:06 sáng · Không thíchThích ·
2.Hồng Chương Phan các ‘nó’ ở QC FC có vẻ đỏThứ Sáu lúc 12:01 chiều · Không thíchThích ·
2.Upin Trần Ông vieetsh ơi bị quá đấy nhá, bà ko bao giờ chửi bậy như thế đâu nhá! Mất hình tượng quá :)))Thứ Sáu lúc 5:56 chiều · Không thíchThích ·
2.Văn Thành Nhân ‎Upin Trần. Chị xem có bao giờ nhà văn họ nói đúng sự thật không?Thứ Bảy lúc 9:10 sáng · ThíchKhông thích · 1.Cún Nguyên Con Upin Trần, bà có chửi bậy (theo như cách dùng của cháu), nhưng ai cũng thấy bà đáng yêu qua ngòi bút của Ông mà15 giờ trước · Không thíchThích ·
1.Dong Nguyen nói zậy mà hổng phải zậy à nghen!12 giờ trước · ThíchKhông thích.
Viết bình luận…..

Posted in Chưa phân loại

Tính chiến đấu.

nằm xuống đúng lúc đứa cháu nội đầu của ông chuẩn bị cưới chồng.

Chuyện ông bị tai nạn cũng chẳng lớn lao gì, chẳng qua chỉ vì cái bước chân từ hè xuống đường, rồi một cái xe máy vọt qua, ông sợ nên ông hụt chân. Chẳng ai va chạm, vậy mà ông ngã. Không xước sát gì nhiều nhưng ông bị chấn thương đốt sống cổ.

Thế là ông vào viện. Nhà có ba đứa con thì thằng con lớn của ông đang đi tìm hiểu học hỏi bên Bắc kinh để về phát triển ngành giao thông nước nhà. Đứa con gái thứ hai đang ở Balan buôn bán đã hơn hai chục năm. Thằng thứ ba cùng vợ cũng ở bển.

Thế là bao nhiêu việc để cứu chữa cho ông lại rơi vào tay đứa con dâu mà ông ghét cay ghét đắng từ khi nó mới về làm con dâu ông.

Cứu chữa cho ông đã đỡ đỡ được một phần. Bác sỹ bên Việt Đức mời ông về đúng chỗ của ông là Bệnh viện Hữu nghị.

Được nửa tháng, bác sỹ bên Hữu nghị mời ông sang Bạch Mai để cho bên có chuyên môn giúp ông phục hồi.

Đã hai tháng trôi đi nhưng bệnh của ông chẳng thuyên giảm mà lại có một số bộ phận trong cơ thể của ông có chiều hướng đi xuống. Chẳng có gì là lạ, thuốc vào bụng chữa được bệnh nọ lại làm ảnh hường đến bộ phận kia.

Bác sỹ mách thằng con giai của ông: Cụ lười vận động nên khó có khả năng phục hồi, anh động viên cụ chịu khó tự tập luyện mới mong lành bệnh.

Thằng em nó thuyết phục ông bố mãi chẳng được bèn đẩy sang ông anh. Thằng anh là bạn mình hôm đó vào viện, với vẻ mặt tươi tỉnh. Nó cho cụ lên xe lăn đẩy đi trong viện. Đến một quãng vắng nó dừng xe rồi ngồi xuống nói với bố.

– Đồng chí là Đảng viên lão thành đã trải qua mấy cuộc kháng chiến, đồng chí là cán bộ cao cấp đã trải qua bao nhiêu chức vụ, đồng chí đã từng dạy bao nhiêu người phải sống như thế này, phải vượt qua khó khăn như thế kia, vậy mà giờ đây tính chiến đấu của đồng chí để ở đâu, đồng chí kém lắm, đồng chí chịu thất bại trong cuộc chiến đấu này à. Hay là đồng chí muốn chết, không thiết sống nữa?

Ông bố nó bị thằng con cũng là đảng viên xạc cho một trận. Ông ngồi nghe mặt bình thản. Xong bài huấn thị của thằng con là đồng chí của mình, ông nói giọng nói vẫn như xưa như khi ông còn là lãnh đạo của ngành thanh tra.

– Bố muốn chết rồi. Các con cứ để cho bố chết, sống như thế này khổ lắm, đau lắm.

Nó là thằng bạn mình từ thưở còn là thanh niên 18 tuổi, mình biết thằng này rất khổ vì sự hà khắc của mẹ, của bố. Mẹ nó nằm hôn mê 11 tháng trời mới chịu ra đi khi cuộc sống thực vật trên cơ thể người không còn muốn tiếp nhận dinh dưỡng và oxy nữa.

Bây giờ lại đến lượt bố nó.

Xưa ông làm ở ngành Thanh tra, ông liêm khiết đến cuối đời. Về hưu tưởng yên chuyện ai ngờ đàn em của ông chỉ chờ đến cái ngày đó thì chúng nó bới ra vụ cái nhà công vụ ông chiếm làm nhà riêng. Kiện cáo mãi cuối cùng cũng êm vì ông cũng thể ăn thua được với gia đình ông chủ tịch. Hậu quả là ông được bù một cái nhà mới ngon hơn cái nhà cũ. Cũng toàn là của nhà nước cả, ông chủ tịch có phải bỏ ra cái nhà nào từ trong túi của ông í đâu.

Một lần nữa ông lại là người chiến thắng.

Vậy mà giờ đây ông lại muốn chết.

Can đảm lắm, anh hùng lắm đến gần cái chết thằng nào chả sợ. Khi còn khỏe , còn sống thằng nào chả nói ngon: Sợ gì chết. Cứ thử suýt chết đuối một lần xem cái cảm giác lúc đó nó thú vị như thế nào.

Ông lại khác người nên ông muốn chết.

Ông bảo ông muốn chết nhưng mỗi khi đau ông lại kêu: Thuốc… thuốc.

Tỉnh cơn đau, sau nhưng lần thông thụt, ông lại bảo: Dù có phải bán nhà cũng phải bán để chữa cho bố con nhé.

….

Xem ra cái ốm cái đau, cái sợ chết nó chả chừa ai dù là đồng chí lãnh tụ đến đồng chí bơm xe đạp.Chuyện này mình chẳng dám bàn đến chữ Nhân – Qủa. Ai nghĩ thế nào là quyền của người đó